Nghị luận xã hội 200 chữ suy nghĩ về lỗi lầm vừa được chúng tôi sưu tập và xin gửi tới bạn đọc tham khảo để có thêm tài liệu ôn thi cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới. Mời các bạn tham bảo bài viết về các lỗi thường gặp trong bài văn nghị luận xã hội dưới đây.
Văn mẫu Nghị luận xã hội 200 chữ suy nghĩ về lỗi lầm
Mẫu 1
Trong cuộc sống, chúng ta không tránh khỏi những lúc mắc sai lầm. Có sai lầm, có nhận lỗi, có sửa đổi thì bản thân mới rút ra được bài học và hoàn thiện được bản thân. Chính vì vậy, việc nhìn nhận được lỗi lầm và có ý thức sửa đổi nó vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân. Trước hết, lỗi lầm là những hành vi sai lệch, chưa đúng đắn theo chuẩn mực của con người mà chúng ta gây ra cho người khác để lại hậu quả tiêu cực theo nhiều mức độ khác nhau khiến người đó không vui thậm chí là phẫn nộ. Ai trong cuộc sống cũng sẽ mắc phải những lỗi lầm nhất định. Lỗi lầm cũng là một phần tất yếu của cuộc sống trên con đường mỗi người hoàn thiện bản thân. Lỗi lầm, mỗi chúng ta đều hiểu và nhận thức được đó là điều tiêu cực của cuộc sống, tuy nhiên, người mắc lỗi lầm và biết sửa đổi lại là hành vi tích cực đáng được khen ngợi. Lỗi lầm chỉ thực sự đáng sợ khi người mắc phải nó nhưng không biết nhận lỗi, hoặc tệ hơn là có những người nhận lỗi nhưng không sửa đổi mà còn tái phạm lại. Hậu quả của việc mắc lỗi lần đầu có thể được tha thứ nhưng nếu con người tái phạm vừa gây hậu quả nặng nề, lại vừa làm mất lòng tin của người khác vào bản thân mình. Suy cho cùng, người thiệt thòi lại chính là người mắc lỗi. Những lỗi lầm tùy mức độ tiêu cực khác nhau, có những lỗi lầm đã trở thành gánh nặng, thành tệ nạn cho xã hội mà chúng ta cần tẩy chay. Cuộc sống của mỗi người do chính chúng ta làm chủ, lựa chọn cách sống, cách nghĩ, hành động như thế nào là do ý thức chủ quan của mỗi cá nhân, hãy trở thành một công dân có ích, mọt con người được mọi người yêu quý.
Xem thêm: 4 Cách đưa lý luận văn học vào bài văn
Mẫu 2
Con người trong cuộc sống sẽ có những lúc không tránh khỏi những tình huống éo le, khó đỡ và phạm phải lỗi lầm. Tuy nhiên, khắc phục lỗi lầm của bản thân như thế nào lại là lựa chọn của mỗi người. Lỗi lầm là hành vi sai lệch, chưa đúng đắn theo chuẩn mực mà chúng ta gây ra cho người khác để lại hậu quả tiêu cực theo nhiều mức độ khác nhau khiến người đó không vui thậm chí là phẫn nộ. Trong cuộc sống, chúng ta không tránh khỏi những lúc mắc sai lầm, phạm phải nhiều lỗi lầm theo những mức độ khác nhau, việc nhận lỗi và sửa chữa chúng sẽ khiến bản thân ta tốt lên từng ngày, hoàn thiện nhân cách đồng thời lấy lại niềm tin của người khác đối với bản thân mình. Lỗi lầm chỉ mang lại cho bản thân những điều tiêu cực như: gây ra tổn thương cho người khác, làm mất lòng tin, chính bản thân ta sẽ cảm thấy áy náy, day dứt khi mắc lỗi,… nhưng khi biết sửa lỗi nó sẽ mang đến cho ta những bài học bổ ích. Người biết nhận lỗi và sửa lỗi là người biết nhìn nhận thực tế, sẽ được người khác nhìn nhận và đánh giá cao. Người biết nhận lỗi và sửa lỗi là những người có bản lĩnh, biết thay đổi để bản thân tốt hơn, xứng đáng được tin tưởng, được tha thứ và được học hỏi. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn có nhiều người khi gây ra lỗi lầm không biết sửa chữa, nhận lỗi về mình; lại có những người vì lợi ích của bản thân mà cố ý gây ra lỗi lầm, tổn thương cho người khác,… những người này đáng bị chỉ trích. Mỗi con người chỉ được sống một lần duy nhất, chúng ta hãy cố gắng hoàn thiện bản thân, trở thành một con người có đạo đức, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc đúng chỗ và phấn đấu làm một công dân tốt cho xã hội.
Xem thêm: Những câu nói hay về lý luận văn học
Mẫu 3
Mỗi chúng ta muốn trưởng thành cần trải qua nhiều lỗi lầm và thăng trầm của cuộc sống. Lỗi lầm là những hành động sai trái, chưa đúng với chuẩn mực mà chúng ta do vô tình hoặc cố ý gây ra cho người khác để lại hậu quả tiêu cực theo nhiều mức độ khác nhau khiến người đó không vui thậm chí là phẫn nộ. Ai trong cuộc sống cũng sẽ mắc phải lỗi lầm, quan trọng là sau những lỗi lầm ấy ta có rút ra được bài học và khắc phục nó hay không. Người mắc lỗi do vô tình hay cố ý, chúng ta khiến người khác buồn lòng, phiền não vì những lời nói, hành động của ta. Lỗi lầm được chia thành hai loại chính là lỗi cố ý và vô ý. Lỗi vô ý là khi bản thân ta không chủ đích, không lường trước được việc làm của mình gây ra lỗi lầm với người khác, còn cố ý là hành vi con người có chủ đích, biết được hậu quả hành động của mình nhưng vẫn làm. Lỗi cố ý hay vô ý đều gây ra hậu quả, tuy nhiên, ta cần phê phán những người cố ý gây ra lỗi lầm vì mục đích xấu. Lỗi lầm giúp cho bản thân con người hoàn thiện hơn. Sau những lần mắc lỗi, chúng ta biết khắc phục, sửa đổi và rút ra được bài học cho mình, chúng ta sẽ có những kinh nghiệm sống quý báu. Người mắc lỗi biết khắc phục và sửa đổi là người có bản lĩnh, biết phân biệt phải trái đúng sai, sẽ được người khác nhìn nhận và đánh giá cao. Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người khi gây ra lỗi lầm không biết sửa chữa, nhận lỗi về mình; lại có những người vì lợi ích của bản thân mà cố ý gây ra lỗi lầm, làm tổn thương cho người khác,… những người này cần xem xét lại bản thân mình để khắc phục. Mỗi chúng ta biết ý thức về lỗi lầm sẽ càng tiến bộ hơn và trở thành một công dân tốt giúp ích cho xã hội nhiều hơn.
Xem thêm: Tổng hợp một số dẫn chứng thường dùng trong Văn nghị luận xã hội
Mẫu 4
Lỗi lầm là những sai lầm, tội lỗi con người mắc phải và để lại những hậu quả đáng tiếc cho mình và mọi người. Trong cuộc sống, không ai có thể tránh khỏi những lỗi lầm. Vì cuộc sống có nhiều khó khăn, thử thách; khả năng của con người là có giới hạn; đôi khi chỉ vì quá chủ quan, nhẹ dạ cả tin vào người khác mà con người dễ dàng mắc phải lỗi lầm. Lỗi lầm để lại hậu quả đáng tiếc cho bản thân người phạm phải, nhưng có khi lỗi lầm của một cá nhân dẫn đến sự an nguy, tồn vong của cả một quốc gia, dân tộc. Vì thế, có những lỗi lầm có thể tha thứ, có những lỗi lầm không thể tha thứ. Người phạm phải lỗi lầm thường sống trong dằn vặt, đau khổ và nhiều khi phải trả giá bằng cả “một kiếp người”, thậm chí là “máu của một dân tộc”. Phê phán những người không có ý thức rèn luyện bản thân, gây ra lỗi lầm đáng tiếc. Cần nhận thức lỗi lầm là một điều tất yếu của cuộc sống, nhưng không vì thế mà liên tiếp phạm lỗi lầm, vì hậu quả của những lầm lỗi nhiều khi rất khó cứu vãn. Khi mắc lỗi cần trung thực, nghiêm khắc nhận lỗi và thay đổi để hoàn thiện bản thân. Để hạn chế tối đa những lỗi lầm, con người cần tỉnh táo, rèn cho mình một bản lĩnh, trí tuệ, suy nghĩ thấu đáo trước khi quyết định một vấn đề.
👉 Khi viết đoạn nghị luận xã hội, thay vì tập trung vào luận điểm mà đề yêu cầu, các em lại viết thành bài văn thu nhỏ với đầy đủ các phần mục. Đây là lỗi sai về cấu trúc khiến học sinh dễ bị mất điểm.