DECUONG.VN Chia Sẻ Cương Ôn Luyện Thi Các Lớp

Đối với việc phân tích hay cảm nhận một tác phẩm trong văn học 12, việc nắm được cách viết mở bài sao cho hay và ấn tượng sẽ giúp bài làm của các bạn được đánh giá cao hơn hơn.

Người Lái Đò Sông Đà

Nếu như những nhà văn đương thời đi sâu vào cái nhiễu nhương, xô bồ của thời cuộc thi Nguyễn Tuân với hành trình đi tìm cái đẹp tiềm ẩn, khơi lên cái đẹp trong mạch ngầm văn hóa đất nước. Ông muốn vượt lên những điều tầm thường, nhỏ bé của thực tại và thoát khỏi chiếc gông cùm chật hẹt để “thay đổi thực đơn cho mắt”. Cũng bởi lẽ vậy tùy bút “Người lái đò sông Đà” là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân thoát thai từ chuyến đi tới miền bạt ngàn Tây Bắc vào năm 1960. Và có thể thấy, qua Sông Đà, từ Sông Đà, cụ Nguyễn đã say về cuộc sống mới. Con người ngông cuồng ấy không còn là một lữ khách ham vui mà tự nhận mình là một người tìm vàng, tìm “thứ vàng mười đã qua thử lửa”. Đặc biệt qua trích đoạn:... đã cho ta thấy...

Việt Bắc

Chàng trai Samet trong tác phẩm của Pautovski đã phải lăn lộn khắp muôn nẻo đường đời, gom bụi quý để tạo thành bông hồng vàng giá trị. Samet thì gom bụi quý còn nhà thơ gom chữ ở đời để viết nên trang. Có lẽ thơ ca chính là những bông hồng vàng được hun đúc từ trải nghiệm, từ nguồn cảm xúc dạt dào nhất, thiêng liêng nhất của trái tim người thi sĩ. Thơ là máu, là nước mắt, là sự khúc xạ của cuộc đời thi nhân khi đã trải qua bao nhiêu cay đắng ngọt bùi. Và đối với Tố Hữu, thơ còn là Cách mạng, là dân tộc được ghi lại bằng những con chữ. Các chặng đường thơ của ông gần như song hành với các giai đoạn đấu tranh của cách mạng khiến thơ khiến thơ của người con xứ Huế ấy mang tính Biên Niên Sử với nội dung trữ tình chính trị đậm nét. Ấn tượng hơn cả phải nhắc tới thi phẩm “Việt Bắc” được in trong tập thơ cùng tên. Và có lẽ để lại giác cảm sâu đậm nhất trong thi phẩm chính là đoạn thơ:... qua đó cho ta thấy..

Tây Tiến

Trong bài thơ “Nghĩ lại về Pau – top – xki”, nhà thơ Bằng Việt từng viết:

“Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ

Như đám mây ngũ sắc ngủ trên đầu”

Quy luật bất biến của văn chương nghệ thuật muôn đời nay vẫn vậy, ắt sẽ có những tác phẩm ra đời để rồi chim khuất giữa ồn ào, náo nhiệt của phiên chợ văn chương. Song cũng có những tác phẩm tựa “dòng sông đỏ nặng phù sa”, như “bản trường ca rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn” để rồi âm thầm, lặng lẽ chạm khắc trong tâm khảm ta những gì đẹp đẽ nhất, để “suốt đời đi vẫn nhớ”. Và có lẽ, thi phẩm “Tây Tiến”.

Mở bài chung cho tất cả các tác phẩm văn học lớp 12, Kết bài chung cho tất cả các tác phẩm, Mở bài chung cho tất cả các tác phẩm thơ, Mở bài chung cho tất cả các tác phẩm lớp 9, Mở bài và kết bài của các tác phẩm lớp 12, Kết bài chung cho tất cả các tác phẩm văn học lớp 12, Mở bài chung cho thơ 12, Mở bài chung cho nghị luận văn học lớp 12

Mở Bài hay cho HSG

Ai Đặt Tên Cho Dòng Sông

Chẳng biết tự bao giờ những con sông thơ mộng hòa mình cùng nhịp thở của thi ca, nhạc họa,... khiến lòng người không khỏi nhớ nhung. Đó là bản nhạc “Sông Danuyp” đầy tình tứ, là tập truyện “Sông đông êm đềm” của Solokhov, là bức tranh thủy mặc trong “Hoàng Hạc Lâu tiễn Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”,... Và cũng bắt nguồn từ dòng cảm xúc chưa bao giờ vơi cạn ấy, Hoảng Phủ Ngọc Tường đã viết về sông Hương bằng cả tâm hồn mình, như nhà văn từng tâm sự: “...Tôi đã đi cùng với Huế trong tận nỗi thủy chung của tâm hồn..”. Bởi vậy, yêu Huế, gắn bó với Hương giang là điều hiển nhiên của ông. Và “Ai đặt tên cho dòng sông” như món nợ, như tri ân với mảnh đất cố đô này. Đặc biệt qua trích đoạn: “” đã cho ta thấy..., qua đó làm nổi bất phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Vợ Chồng A Phủ

“Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành mật ngọt Một giọt mật thành đòi vạn chuyến ong bay” (Chế Lan Viên)

Phải chăng văn học ra đời cũng tựa như bản nhạc mà Edua Grigo viết tặng Đanhi- điệu nhạc dư dương, rạo rực, phập phồng hơi thở cuộc đời, như tiếng tù và vang vọng cánh rừng thông, tiếng gió reo ca thổi căng những cánh buồm nơi thành phố Béc ghen, quê hương nàng. Văn học là cuộc sống, là kết tinh muối mặn cuộc đời. Người nghệ sĩ trong quá trình thoát thai đứa con tinh thần của mình phải dấn thân vào “vạn chuyến ong bay” để chưng cất lên những giọt mật ngọt thuần túy. Trong tâm tưởng tôi chợt nhớ tới Tô Hoài cùng tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”. Người nghệ sĩ vốn coi “viết 

văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật” ấy đã tái hiện chân thực và sống động tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân/ trong đêm mùa đông cởi trói cho A Phủ/... qua đó cho ta thấy tài năng tâm huyết của Tô hoài khi miêu tả tâm lí nhân vật: (trích đoạn cần phân tích)

Sóng

Nhà phê bình Chu Văn Sơn đã từng viết về Xuân Quỳnh: “Sinh ra đã chịu đựng nỗi chơ vơ, côi cút, rồi trên mỗi bước đường đời, mặc cảm côi cút cứ truy đuổi sát gót như một thứ bóng đè lên cuộc đời người phụ nữ này. Vì thế, có thể thấy rằng: cuộc đời và thơ Xuân Quỳnh là một nỗ lực vượt thoát nỗi chơ vơ định mệnh đó. Cũng vì thế, luôn thường trực ở hồn thơ này, một khao khát đến khắc khoải: khao khát được gắn bó và chở che.” Và hành trình thơ của nữ sĩ miền La Khê ấy là hành trình của một con người đi tìm kiếm hạnh phúc, vì chỉ có hạnh phúc gia đình và tình yêu lứa đôi mới có thể là thứ nước làm dịu đi cơn khát nồng cháy của “con chim không tổ”. Thi phẩm “Sóng” là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ hồn hậu, chất nữ tính riêng của Xuân Quỳnh, 

được viết theo thể ngũ ngôn, một thể thơ rất phù hợp để kể về một huyền thoại tình yêu đầy ăm ắp những tâm trạng khắc khoải, những cung bậc tình cảm. Đặc biệt qua trích đoạn:

Vợ nhặt

Tôi còn nhớ trong diễn từ đạt giải Nobel của nhà văn Mạc Ngôn, ông đã từng chia sẻ: “Những gì tôi nên làm thì thật đơn giản: viết những câu chuyện của chính tôi theo cách của chính tôi. Cách của tôi là cách của người kể chuyện ở chợ, cùng với cái cách mà tôi đã thân thuộc, là cách kể chuyện của ông bà tôi và của những cụ già khác trong làng. Những câu chuyện đầu tay là những trải nghiệm cá nhân của tôi.” Mỗi nhà văn đều mang trong mình một câu chuyện, họ có “góc sân và khoảng trời riêng” về những con người bình thường, giản dị xung quanh mình. Tất cả đều trở thành nguồn chất liệu dồi dào, phong phú trong các sáng tác. “Vợ nhặt” cũng ra đời từ chính hiện thực cuộc sống của Kim Lân, của cát bụi nơi làng quê nghèo, chất thơ đời sống của một miền kí ức không thể nào quên của dân tộc cứ thế mà tỏa ra trong từng câu từng chữ. Đặc biệt qua trích đoạn:... đã cho ta thấy (Nội dung đoạn trích).

Đất Nước

Nhà văn Nga nổi tiếng Xantukốp Sêđrin đã từng khẳng định: “Văn học nằm ngoài những định luật của băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết!” Bao năm tháng có qua đi, những cuộc chiến được dựng lên và san bằng, lịch sử đã sang trang mới nhưng văn học vẫn chưa bao giờ thôi hết sức hấp dẫn. Sức sống của văn chương bền bỉ đến thế, có lẽ bởi lý do như nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã từng tâm sự: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”, thật vậy, bao nhiêu năm tháng đã đi qua, đổ bóng xuống một vùng sóng bể chất chứa lắm đổi thay, văn chương vẫn hiền hòa ôm ấp tâm hồn con người, chắt chiu từng giọt phù sa mà đắp nên những cuộc đời tươi xanh mãi mãi. Ngày hôm nay, sau nửa thế kỉ bản Trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm ra đời, dưới ánh sáng dịu dàng của vùng trời đất nước, ta đưa bàn tay lật giở những trang 

thơ chẳng còn thơm mùi mực mới nhưng lại ngan ngát hương người, hương đời thoảng về từ cõi nhớ. Đặc biệt qua chương V “Đất Nước” cùng trích đoạn:... đã cho ta thấy...

Chiếc thuyền ngoài xa

“Thời tôi sống có bao nhiêu câu hỏi Câu trả lời thật không dễ dàng chi!” (Đồng dao cho người lớn)

Thời đại biến chuyển, nhịp sống xoay vần, nhà văn đứng trước những ngã rẽ luôn luôn tự đặt ra cho minh những câu hỏi về cuộc sống và chính trách nhiệm từ thiên chức nhà văn mà mỗi người nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật luôn ý thức: “Văn học bao giờ cũng phải

trả lời những câu hỏi của ngày hôm nay, bao giờ cũng phải đối mặt với những người đương thời về những câu hỏi cấp bách của đời sống.” Được coi là người “mở đường tinh anh và tài năng” của chặng văn học sau 1975, nhà văn Nguyễn Minh Châu đi vào khám phá đời sống ở bình diện đạo đức thế sự, đặt ra những vấn đề cấp bách mà đời sống đang thực sự “báo động”. “Chiếc thuyền ngoài xa”đã ra đời trong cảm hứng đó, tác phẩm là bức thông điệp của Nguyễn Minh Châu về cuộc đời, về nghệ thuật mà không phải ai cũng dễ dàng thấu thị trong dòng chảy miên viễn của thời gian. Đặc biệt qua trích đoạn:... đã cho ta thấy (Nội dung đoạn trích).

Baitap24h.com

Shopacgame.vn

@if (!string.IsNullOrEmpty(Model.UrlShopee)) {
}