1. “Quang Dũng đứng riêng một ốc đảo, đặc biệt với bài thơ Tây Tiến, ông không có điểm gì chung với những nhà thơ khác, ông đứng biệt lập như một hòn đảo giữa các nhà thơ kháng chiến”. (Nhà thơ Vũ Quần Phương)
Vận dụng:
Một nhà văn đại tài sinh ra và lớn lên bên bờ biển A Dop của nước Nga vĩ đại đã từng tha thiết mà viết rằng: “Một tác giả không có lối đi riêng thì không thể nào thành nhà văn cả”. Văn chương nói chung hay thơ ca nói riêng đều cần những trái tim với dòng cảm xúc mới được thể hiện bởi lối cảm nhận riêng biệt của nhà thơ. Đến với Tây Tiến của Quang Dũng, ta thêm một lần được thấu hiểu lẽ đó với những mới mẻ trong cách thể hiện hình ảnh người lính. Người lính trong thơ Quang Dũng là sự kết hợp hài hòa giữa vị ngọt của thơ và vị đắng của đời. Đúng như Vũ Quần Phương đã từng nhận xét: “Quang Dũng đứng riêng một ốc đảo, đặc biệt với bài thơ Tây Tiến, ông không có điểm gì chung với những nhà thơ khác, ông đứng biệt lập như một hòn đảo giữa các nhà thơ kháng chiến”. (Nhà thơ Vũ Quần Phương)
2. “Cảm xúc bao trùm toàn bộ bài thơ là một nỗi nhớ: Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi…Qua nỗi nhớ ấy, hình ảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở và dữ dội hiện lên như một bức tranh hoành tráng. Và trong bài, người viết không che giấu những gian khổ, hy sinh của người lính Tây Tiến. Chỉ có điều, nó được thể hiện bằng một ngòi bút lãng mạn. Qua cái nhìn của nhà thơ, cái bi bỗng trở thành cái hùng” (GS. Nguyễn Đăng Mạnh)
Vận dụng:
Lecmontop đã từng viết rằng: “Có những đêm không ngủ, mắt rực sáng và thổn thức,… lòng ngập tràn nhớ nhung, khi đó tôi viết”. Có lẽ, Quang Dũng nơi Phù Lưu Chanh xa vắng, lòng Quang Dũng như từng cơn cuộn xiết mà nhung nhớ về quá khứ, về một quảng đời thật đẹp phía sau lưng mình. Vì thế mà những kí ức hiện lên trong bài thơ một cách sống động, đọc câu thơ như tưởng chừng cùng người lính Tây Tiến hành quân qua những chặng dài ấy. Đồng cảm với điều này, có ý kiến cho rằng: “Cảm xúc bao trùm toàn bộ bài thơ là một nỗi nhớ: Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi…Qua nỗi nhớ ấy, hình ảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở và dữ dội hiện lên như một bức tranh hoành tráng. Và trong bài, người viết không che giấu những gian khổ, hy sinh của người lính Tây Tiến. Chỉ có điều, nó được thể hiện bằng một ngòi bút lãng mạn. Qua cái nhìn của nhà thơ, cái bi bỗng trở thành cái hùng” (GS. Nguyễn Đăng Mạnh)
3. “Cũng khơi nguồn cảm hứng từ một thời gian khổ và oanh liệt của lịch sử đất nước nhưng Tây Tiến đã được thể hiện một cách đặc sắc qua ngòi bút Quang Dũng, với một tâm trạng cụ thể- nỗi nhớ đồng đội trong đoàn quân Tây Tiến. Chính niềm thương nhớ da diết và lòng tự hào chân thành của tác giả về những người đồng đội của mình đã khiến người đọc của nhiều thế hệ rung cảm sâu xa và đó cũng chính là âm hưởng chủ đạo của bài thơ này…”. (Vũ Thu Hương)
Vận dụng:
Tôi đã từng chìm đắm trong không khí hào hùng của một thời gian khổ nhưng oanh liệt của cha anh giữa mấy mươi năm kháng chiến ác liệt. Đó là không khí chung, là dòng chảy chung của nền thơ ca của một thời rực cháy. Thế nhưng, cùng tái hiện lại vẻ đẹp và không khí của những tháng ngày xưa, nhưng mỗi trang thơ lại cho người đọc một lát cắt khác nhau về vẻ đẹp của con người và thời cuộc. Tây Tiến dường như đã chinh phục trái tim bao người yêu thơ bằng chính sự nhớ nhung riêng biệt trong lòng Quang Dũng. Là nỗi nhớ miên man, da diết về những hình ảnh cụ thể, khi bi tráng hào hùng, khi nhẹ nhàng lãng mạn, hào hoa. Một bài thơ với nhiều cung bậc xúc cảm cho chính nhà thơ và bạn đọc đã được Vũ Thu Hương nhẫn xét rằng: “Cũng khơi nguồn cảm hứng từ một thời gian khổ và oanh liệt của lịch sử đất nước nhưng Tây Tiến đã được thể hiện một cách đặc sắc qua ngòi bút Quang Dũng, với một tâm trạng cụ thể- nỗi nhớ đồng đội trong đoàn quân Tây Tiến. Chính niềm thương nhớ da diết và lòng tự hào chân thành của tác giả về những người đồng đội của mình đã khiến người đọc của nhiều thế hệ rung cảm sâu xa và đó cũng chính là âm hưởng chủ đạo của bài thơ này…”. (Vũ Thu Hương)
4. “Hay đến nỗi ta không khỏi ngạc nhiên mà nghĩ rằng tại sao trong những ngày đầu non nớt của nền thơ ca kháng chiến và cách mạng mà chúng ta lại có được một tác phẩm thơ tuyệt diệu đến thế, kinh điển đến thế mà cũng hiện đại đến thế” (Nhà thơ Anh Ngọc)
Vận dụng:
Ta vẫn thường hay nhắc đến Quang Dũng như nhà thơ của xứ Đoài mây trắng với những câu thơ đã trở thành bất hủ như: “Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm/ Em có bao giờ em nhớ thương?”. Nhưng cũng có một tâm hồn Quang Dũng ngọt ngào nhưng nghiêm trang, hào hùng qua Tây Tiến. Như Anh Ngọc đã từng nhận xét: “Hay đến nỗi ta không khỏi ngạc nhiên mà nghĩ rằng tại sao trong những ngày đầu non nớt của nền thơ ca kháng chiến và cách mạng mà chúng ta lại có được một tác phẩm thơ tuyệt diệu đến thế, kinh điển đến thế mà cũng hiện đại đến thế” (Nhà thơ Anh Ngọc)...Xem thêm