DECUONG.VN Chia Sẻ Cương Ôn Luyện Thi Các Lớp

1. “Sao phải viết tiểu thuyết nếu như nó ít nhiều cung cấp cùng một trải nghiệm mà người ta có thể có được khi bật tivi? Làm sao văn chương hư cấu có thể hy vọng sống sót trước sức mạnh của điện ảnh và truyền hình nếu như nó không đem lại được cái gì độc đáo, cái gì đó mà những hình thức khác không thể đem lại được?”

(Kazuo Ishiguro - Nhà văn đoạt giải Nobel Văn học năm 2017)

2. “Cuối năm tặng sách cho bạn, hời hợt nói một câu, “vậy là năm nay không tới nỗi vô tăm tích”. Chỉ mấy từ, mà phơi hết ngây thơ. In một hay vài cuốn sách dày, bìa cứng bảnh bao, gửi vào thư viện hay một bảo tàng văn chương nào đó là đã đánh dấu vào thời gian, không bị vùi lấp mất sao?”

(Nguyễn Ngọc Tư - trích trong tản văn “Hành lý hư vô”)

3. “Trong ba mươi năm qua tôi chỉ viết theo những gì mình thích chứ không viết theo thị hiếu của bạn đọc. Tôi nghĩ một nhà văn chạy theo thị hiếu của bạn đọc là không thể được. Tại vì thị hiếu của bạn đọc thì quá nhiều thành phần, nhiều đối tượng, nhiều sở thích khác nhau, qua thời gian những thị hiếu cũng thay đổi. Mà nhà văn như bản thân tôi làm gì có tài năng đến mức bạn đọc đổi thị hiếu là mình có thể đổi theo được. Mà mình đổi theo được thì mình lại đánh mất chính mình, cái văn của mình không còn duyên dáng không còn đặc thù của văn mình nữa…”

(Trả lời phỏng vấn của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh với báo Tuổi Trẻ Online)

4. “Trong viễn kiến ấy, tôi thuộc về một thế hệ trung gian và tôi tò mò muốn biết những thế hệ kế tiếp sau này được sinh ra cùng với mạng lưới trời, máy vi tính xách tay, những điện thư và những chiêm chiếp (twitter/tweet [với giới hạn tối đa là 140 kí tự]) sẽ làm sao diễn tả bằng văn học cái thế giới mà ngày nay ai ai đều cũng ‘kết nối’ thường trực và ở đó những ‘mạng lưới xã hội’ lấn vào cái phần thân thiết và bí mật còn là sở hữu của chúng ta cho đến một thời gần đây - cái bí mật ban cấp chiều sâu cho những nhân cách và có thể là một đề tài lớn cho tiểu thuyết.”

(Patrick Modiano - Nhà văn đoạt giải Nobel Văn học năm 2014)

5. “Sự thương mại hóa thị trường văn chương nói chung đã dẫn đến sự chia tách thành các nhánh – giờ đây có các hội chợ và festival sách thể loại này hay kia, hoàn toàn tách biệt, tạo thành một nhóm khách hàng kiêm độc giả háo hức để yên vị với một quyển tiểu thuyết trinh thám, truyện kỳ ảo hay khoa học viễn tưởng [...] Tác phẩm theo thể loại ngày càng trở nên một thứ khuôn bánh cho ra hàng loạt sản phẩm giống nhau, sự dễ đoán của chúng được xem như một đức tính, sự tầm thường của chúng là một thành tựu”.

(Olga Tokarczuk - Nhà văn đoạt giải Nobel Văn học năm 2018)

6. “Thách thức lớn nhất của tôi khi viết tiểu thuyết là làm việc với những vấn đề xã hội, chẳng hạn trong “Cây tỏi nổi giận”, không phải vì tôi sợ việc phê phán nhiều mặt tối của xã hội, mà vì những cảm xúc nóng nảy và sự giận dữ sẽ làm cho chính trị lấn át văn học và biến tiểu thuyết thành báo cáo về vấn đề xã hội. Với tư cách là một thành viên của xã hội, tiểu thuyết gia có quan điểm và góc nhìn của riêng mình; nhưng khi viết thì họ phải lấy quan điểm nhân văn và chịu sự dẫn dắt của nó. Được vậy thì văn học mới không chỉ quanh quẩn với các sự kiện mà còn vượt qua chúng, không chỉ quan tâm đến chính trị mà còn vĩ đại hơn chính trị”.

(Mạc Ngôn - Nhà văn đoạt giải Nobel Văn học năm 2012)

Bài Làm Nâng Cao

👉 Trên đây tôi giới thiệu đến các bạn bài Nhà văn trăn trở điều gì khi nói về văn học thời nay. Chúc các bạn ôn tập đạt được điểm cao

 

Baitap24h.com

Shopacgame.vn

@if (!string.IsNullOrEmpty(Model.UrlShopee)) {
}