DECUONG.VN Chia Sẻ Cương Ôn Luyện Thi Các Lớp

1. Tây Tiến - Quang Dũng

Những năm tháng khói lửa bom đạn chiến tranh gian khổ đã đi qua nhưng những kỉ niệm, kí ức ấy vẫn còn vang vọng mãi đến tận bây giờ. Thơ ca thời kì kháng chiến luôn khắc họa những hình ảnh chân thực về những con người góp phần làm nên độc lập thống nhất cho đất nước, chính là những người chiến sĩ anh dũng và quả cảm. Tác phẩm “Tây Tiến” của Quang Dũng là một trong những bài thơ tiêu biểu của thơ ca Cách mạng. Đọc tác phẩm, bạn đọc như lạc vào cảnh vật thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hùng vĩ nhưng cũng vô cùng nên thơ cùng hình ảnh người lính Tây Tiến hào hoa, lãng mạn mà vẫn rất dũng cảm, oai hùng trước chết chóc, hi sinh vì tổ quốc.

2. Viêt Bắc - Tố Hữu

Bạch Cư Dị khi nói về thơ, cho rằng: “Thơ, tình là gốc, lời là ngọn, âm thanh là hoa, nghĩa là quả”. Đó chính là sự toàn diện đầy đủ để tạo nên sức sống cho thơ giữa dòng chảy của thời gian. Lời thơ Tố Hữu cũng vậy, bằng tài năng và tình cảm của mình, ông viết “Việt Bắc” để gửi gắm tư tưởng tình cảm sâu sắc về nghĩa tình thời chiến cùng những cảm xúc rung động lòng người.

3. Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm

Trần Mai Ninh từng viết:

“Có mối tình nào hơn Tổ quốc?”

Bằng tình cảm tha thiết yêu thương của mình cùng cảm hứng nồng nàn về Tổ Quốc - các nhà thơ đã để lại cho núi sông đây biết bao vần thơ đẹp về thiên nhiên, con người Việt nam. Nếu các nhà thơ xưa sử dụng hình ảnh kì vĩ, mĩ lệ mang tính biểu tượng, tạo ra một khoảng trống để cảm nhận, chiêm ngưỡng về đất nước thì Nguyễn Khoa Điềm lại đưa bạn đọc cảm nhận về đất nước qua những điều gần gũi, đơn sơ, mộc mạc, giản dị nhất. Đất nước như ngập trong chất liệu văn hóa dân gian, trong tư tưởng của con người, thời đại.

4. Tuyên Ngôn Độc Lập - Hồ Chí Minh

Trong lịch sử dân tộc ta, có hơn một lần lời tuyên ngôn độc lập khẳng định chủ quyền, lãnh thổ của dân tộc Việt nam ta được vang lên, đó là:

“Nam Quốc sơn hà nam để cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”

Trong bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt; hay “Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng để một phương” trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Đến ngày 2/9/1945, lời tuyên ngôn độc lập ấy lại một lần nữa vang vọng khắp sông núi toàn Việt nam qua văn kiện “Tuyên ngôn độc lập” của chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là lần đầu tiên bản tuyên ngôn được tuyên bố trước hàng triệu đồng bào cả nước, trước bạn bè quốc tế năm châu, bảo vệ đất nước với biết bao quyết tâm, hi sinh xương máu của ông cha ta. Bản tuyên ngôn còn đưa ra lập luận đanh thép khi tội ác của kẻ thù được lên án cùng sự hùng hồn, mạnh mẽ, bảo vệ nền độc lập dân tộc.

5. Sóng - Xuân Quỳnh

Có lẽ, ta đã từng biết đến những vần thơ yêu đương vội vàn, hối hả của Xuân Diệu như:

“ Đã hôn rồi hôn lại

Cho đến mãi muôn đời

Đến tan cả đất trời

Anh mới thôi dào dạt”

Nhưng cũng không thể không nhắc đến Xuân Quỳnh " - một nữ sĩ với những vần thơ tình yêu dịu dàng, đằm thắm nhưng không kém phần đậm sâu, khắc khoải của người con gái khi yêu. Và tình yêu ấy được thể hiện đầy đủ và trọn vẹn nhất qua tác phẩm “Sóng”.

6. Đàn ghi ta của Lorca - Thanh Thảo

Khi hai tâm hồn nghệ sĩ có sự đồng cảm, đồng điệu với nhau thì khoảng cách địa lý hay sự khác biệt về văn hóa sẽ không còn là rào cản. Nhà thơ Thanh Thảo - một nhà thơ lớn của văn học Việt Nam đã dành một tình cảm, sự trân trọng như thế với người nghệ sĩ thiên tài Lorca- con chim họa mi của đất nước Tây Ban Nha. Thanh Thảo đã đã thể hiện điều đó qua bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca”. Bài thơ như gẩy lên tiếng đàn thánh thót mang theo nỗi xót xa tiễn đưa người nghệ sĩ đa tài nhưng không thoát khỏi sự bất công của xã hội. Qua đó cũng thể hiện phong cách thơ Thanh Thảo là phản ánh tiếng nói của người tri thức với những nỗi suy tư, trăn trở trước những vấn đề của xã hội và 

7. Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân

"Tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy Thì xa xôi gấp mấy vẫn lên đường. Sống ở thủ đô mà dạ để mười phương.

Nghìn khát vọng chất chồng mơ ước lớn.”

( Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)

Hòa chung với không khí sôi nổi của cả nước khi Miền Bắc tiên lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội với xu hướng đi đến những vùng cao để phục hồi kinh tế với tiếng hát đầy sông, đầy cầu thì Nguyễn Tuân đã lựa chọn Tây Bắc làm miền đất hứa để viết lên tuyệt tác của đời mình. Ông không đi theo lối mòn khi viết về những “cái tôi” còn buồn như Huy Cận, Chế Lan Viên - Những “cái tôi” luôn cô đơn trước vũ trụ, cô đơn giữa dòng đời. Nguyễn Tuân đã khéo léo để “cái tôi” cá nhân của mình hòa chung với “cái ta” của cộng đồng và mở ra một trào lưu văn học mới để rồi tất cả được kết tinh trong tập “Tùy bút Sông Đà” mà linh hồn của nó chính là “ Tùy bút Người lái đò Sông Đà”.Cái đẹp Tây Bắc được Nguyễn Tuân phát hiện ra trong “ thứ vàng mười đã qua thử lửa”ki, ở những con người đang gắn bó với công cuộc xây dựng quê hương, đất nước. Đồng thời, bạn đọc còn lạc vào thế giới của thiên nhiên dữ dội, hùng vĩ nhưng cũng không kém phần thơ mộng.
 

8. Ai đã đặt tên cho dòng sông

"Tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy Thì xa xôi gấp mấy vẫn lên đường. Sống ở thủ đô mà dạ để mười phương. Nghìn khát vọng chất chồng mơ ước lớn.”

( Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)

Hòa chung với không khí sôi nổi của cả nước khi Miền Bắc tiên lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội với xu hướng đi đến những vùng cao để phục hồi kinh tế với tiếng hát đầy sông, đầy cầu thì Nguyễn Tuân đã lựa chọn Tây Bắc làm miền đất hứa để viết lên tuyệt tác của đời mình. Ông không đi theo lối mòn khi viết về những “cái tôi” còn buồn như Huy Cận, Chế Lan Viên - Những “cái tôi” luôn cô đơn trước vũ trụ, cô đơn giữa dòng đời. Nguyễn Tuân đã khéo léo để “cái tôi” cá nhân của mình hòa chung với “cái ta” của cộng đồng và mở ra một trào lưu văn học mới để rồi tất cả được kết tinh trong tập “Tùy bút Sông Đà” mà linh hồn của nó chính là “ Tùy bút Người lái đò Sông Đà”.Cái đẹp Tây Bắc được Nguyễn Tuân phát hiện ra trong “ thứ vàng mười đã qua thử lửa”ki, ở những con người đang gắn bó với công cuộc xây dựng quê hương, đất nước. Đồng thời, bạn đọc còn lạc vào thế giới của thiên nhiên dữ dội, hùng vĩ nhưng cũng không kém phần thơ mộng.

9. Vợ chồng A Phủ - Tê Hoài

Nếu ai đã từng một lần đến với mảnh đất Tây Bắc, đến với những bản làng chìm trong sương cùng núi rừng hùng vĩ, trữ tình và cuộc sống tươi đẹp của những người con nơi núi rừng chắc hẳn sẽ không nghĩ rằng: con người nơi đây đã từng khó khăn, cực khổ trăm bề. Giai đoạn đói nghèo gian khổ cùng sức nặng cường quyền và thần quyền đè nặng lên đôi vai của những số phận nhỏ bé. Nhưng đằng sau những điều đó vẫn là sức sống mãnh liệt với tinh thần mạnh mẽ. Và những chi tiết đó đã được nhà văn Tô Hoài đem vào tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của mình

10. Vợ nhặt - Kim Lân

Ai đó từng nói rằng “Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn.”. Bởi nói như nhà văn Nguyễn Khải “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc bắt nguồn từ những gian khổ hy sinh. Ở đời không có con đường cùng chỉ có những ranh giới điều cốt yếu là phải có đủ sức mạnh để bước qua ranh giới đó.” Đọc truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân ta càng hiểu sâu sắc và thấm thía hơn chân lý đó. Ta không khỏi xót xa, ngậm ngùi thương xót cho hoàn cảnh éo le, mừng vui cho niềm tin của con người vào tương lai mới mà còn rưng rức trước tình cảm yêu thương của hơi ấm gia đình.

11. Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành

Mỗi nhà thơ, nhà văn đều có cho riêng mình một vùng đất gắn bó. Đó là Tô Hoài yêu mến và trân trọng những vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Tây Bắc hay Nguyễn Quang Sáng sống trọn đời mình với vùng đất Nam Bộ bình dị mà thân thương. Đến với Nguyễn Trung Thành, ta bắt gặp một tâm hồn gắn bó máu thịt với vùng đất Tây Nguyên, nơi có những đồi xà nu đại ngàn và những con người dũng cảm. “Rừng xà nu” là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Trung Thành về con người và mảnh đất anh hùng ấy. Bằng ngòi bút tài hoa và chứa đựng đầy yêu thương của mình, tác giả đã xây dựng hệ thống nhân vật vô cùng phong phú, đại điện cho lớp lớp những con người Tây Nguyên kiên cường, bất khuất trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm.

12. Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thị

Giai đoạn văn học 1945 – 1975, văn học nước nhà đã ghi dấu những vẻ đẹp của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đặc biệt là vẻ đẹp anh hùng của con người Việt Nam thời đại chống Mĩ. Đó là lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc có ý chí và quyết tâm kiên cường đánh giặc. Nếu Nguyễn Trung Thành luôn tìm kiếm cái hào hùng cao cả, những sự tích, những con người phi thường để làm nên vẻ đẹp của trang văn, thì Nguyễn Thi lại là nhà văn của nông dân Nam Bộ. Ông luôn khai thác cái hào hùng lớn lao hài hòa với cái mộc mạc giản dị hàng ngày, qua đó thấy được cái vĩ đại trong cái đời thường, cái lớn lao trong cái giản dị của con người Nam Bộ. Điển hình là đoạn trích “Những đứa con trong gia đình” được viết năm 1966 - những tháng ngày chiến đấu ác liệt của cuộc chiến tranh chống Mĩ.

13. Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu

Ai đó từng nói: "Không câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết ra". Quả thật vậy, cuộc sống luôn đi vào trong văn học với cái nhìn đa diện và đa chiều nhất, đầy đủ và sâu sắc nhất. Văn chương là nghệ thuật nhưng nghệ thuật không thể chỉ có vị nghệ thuật mà nghệ thuật còn có vị nhân sinh. Triết lí này càng đúng hơn với nhà văn Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn mang tên "Chiếc thuyền ngoài xa".

14. Hiền Trương Ba da hàng thịt - Lưu Quang Vũ

Một triết gia người Đức đã từng nói: “Anh phải trở về cái gì của chính anh”. Câu nói ấy là tiếng nói phải được sống là chính mình để trở thành một con người hoàn thiện. Và cũng chính câu nói ấy cũng gợi chúng ta nghĩ tới vở kịch “ Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ, thông qua nhân vật Hồn Trương Ba cũng bật lên tiếng gọi, lời khẩn cầu tha thiết được sống là chính mình “Không thể sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Chỉ với câu nói ấy nhưng cũng toát lên một nỗi niềm, nỗi bi kịch đau đớn cùng khát vọng chính đáng của chính nhân vật Hồn Trương Ba.

Mở bài nâng cao của HSG

Mở bài bằng lí luận văn học cho thơ, Mở bài bằng lí luận văn học về truyện ngắn, Cách mở bài nghị luận văn học HSG, Mở bài hay cho HSG về thơ, Mở bài lí luận văn học, Kết bài bằng lí luận văn học, Mở bài bằng lí luận văn học hay, Những bài văn lí luận văn học hay