DECUONG.VN Chia Sẻ Cương Ôn Luyện Thi Các Lớp

1. Điều quan trọng hơn cả là sau mỗi cách kết thúc, tác giả phải gieo vào lòng người đọc những nhận thức sâu sắc về quy luật đời sống và những dự cảm về tương lai, về cái đẹp tất yếu sẽ chiến thắng. (Bùi Việt Thắng).

- Phần kết thúc của truyện ngắn phải “gieo vào lòng người đọc những nhận thức sâu sắc vầ quy luật của đời sống”: Thực hiện chức năng nhận thức của văn chương, giúp con người hiểu được sự vận động của cuộc đời, của con người, của xã hội, hướng con người tới bề sâu của đời sống.

- Phần kết thúc truyện ngắn phải khiến con người có những “dự cảm về tương lai, về cái đẹp tất yếu sẽ chiến thắng”: thực hiện chức năng dự báo, đồng thời tiếp thêm cho người đọc niềm tin vào chiến thắng cuối cùng của cái đẹp, cái thiện trước cái xấu xa, giả dối.

→ Nhận định của tác giả Bùi Việt Thắng khẳng định vai trò quan trọng của phần kết thúc trong truyện ngắn.

2. Mỗi truyện ngắn phải là một sự phát hiện bất ngờ về con người. (Bùi Hiển)

- “Truyện ngắn”: Thể loại tự sự có đặc trưng là dung lượng ngắn và phải có truyện. Truyện ngắn hướng đến sự cô đọng, hàm súc nhưng có sức biểu hiện lớn lao nhờ việc chọn lựa những chi tiết nghệ thuật giàu ý nghĩa.

- “Sự phát hiện bất ngờ”: Bàn đến đặc trưng sáng tạo của văn học.

- “con người”: đối tượng phản ánh của văn học. Văn học quan tâm đến con người trong các mối quan hệ xã hội có tinh thẩm mỹ.

→ Nhận định của nhà văn Bùi Hiển bàn về đặc trưng của văn học nói chung và đặc trưng của truyện ngắn nói riêng. Mỗi tác phẩm truyện ngắn phải là một khám phá mới mẻ về con người.

3. Nghệ thuật chỉ đạt đến đỉnh cao của nó khi được chắt lọc từ những nỗi đau đích thực của cuộc đời. (Lê Huy Bắc)

- “Nghệ thuật”: một hình thái ý thức xã hội đặc thù, phản ánh tồn tại xã hội và bày tỏ quan niệm của con người trước cuộc sống. Văn học là một loại nghệ thuật ngôn từ, phản ánh hiện thực xã hội thông qua hình tượng văn học.

- “Nỗi đau đích thực của cuộc đời”: Những nỗi đau đớn, thống khổ của con người trước các vấn đề lớn lao, trọng đại của xã hội, hoặc trước các vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Đó là những nỗi đau của con người mà ở đó người ta nhận ra vẻ đẹp nhân cách của nhân vật, người ta nhận ra được bản tính của con người, hoặc cũng có thể rút ra được những triết lý về con người và cuộc sống.

→ Nhận định của tác giả Lê Huy Bắc khẳng định việc phản ánh những “nỗi đau đích thực của cuộc đời” chính là tiêu chuẩn làm nên tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao.

4. Tác giả tôi không sống trên ngọn hải đăng tỏa ánh sáng trong sạch, phát hiện ra cái dơ bẩn ở quanh mình, để rồi khi sáng ngời lên vì trong sạch, anh ta lên tiếng chửi mắng cái dơ bẩn ấy. Tác giả tôi sống trên đất đã làm nên anh ta, đau nỗi đau của đất đã làm nên anh ta. (Heinrich Boll)

- “sống trên ngọn hải đăng tỏa ánh trong sạch”:cái nhìn hiện thực từ bên ngoài, đứng bên trên hiện thực và phán xét.

- “sống trên đất đã làm nên anh ta”, “đau nỗi đau của đất đã làm nên anh ta”: cái nhìn của người nghệ sĩ đứng bên trong hiện thực để quan sát, dấn thân, trải nghiệm, dùng chính nỗi đau của bản thân để phản ánh hiện thực.

→ Nhận định của Heinrich Boll nhắc đến vấn đề cái nhìn và cũng là thái độ tiếp cận của người nghệ sĩ trước hiện thực cuộc sống: người nghệ sĩ không đứng ngoài hiện thực, đứng trên hiện thực để phán xét như người ngoài cuộc, mà cần phải dấn thân để quan sát hiện thực từ bên trong, dưới cái nhìn của người trong cuộc.

5. Bất cứ thi sĩ vĩ đại nào, sở dĩ họ vĩ đại bởi vì những đau khổ và hạnh phúc của họ bắt nguồn từ khoảng sâu thẳm của lịch sử xã hội; bởi vì họ là khí quan và đại biểu của xã hội, của thời đại và của nhân loại. (Bielinxiki)

- “thi sĩ vĩ đại”: nhà văn, nhà thơ tài năng, có tầm tư tưởng lớn, có ảnh hưởng đến tư tưởng của thời đại, dân tộc, nhân loại; có đóng góp lớn về nghệ thuật.

- “sở dĩ họ vĩ đại bởi vì những đau khổ và hạnh phúc của họ bắt nguồn từ khoảng sâu thẳm của lịch sử xã hội”; “bởi vì họ là khí quan và đại biểu của xã hội, của thời đại và của nhân loại”: nhà văn vĩ đại là người hấp thụ hơi thở của thời đại, nói lên được những khát vọng, bi kịch của con người ở tầm vóc khái quát.

  • Những nhận định văn học hay dùng làm mở bài
  • Nhận định về văn học và cuộc sống
  • Nhận định văn học
  • Những nhận định hay về chi tiết trong tác phẩm văn học
  • Nhận định văn học là gì
  • Những nhận định hay về văn học
  • Nhận định về Thiên chức của nhà văn
  • Nhận định về đặc trung văn học

Bài Làm Nâng Cao

👉 Ý kiến trên nhấn mạnh mối quan hệ gắn bó giữa nhà văn và hiện thực, giữa văn học và đời sống trong quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ.

@if (!string.IsNullOrEmpty(Model.UrlShopee)) {
}