Câu 2:(2,0 điểm) Nêu hiện tượng và PThh xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a. Đốt lưu huỳnh trong bình chứa khí oxi.
b. Đốt một đoạn dây sắt có quấn mẫu than hồng trong lọ chứa khí oxi.
c. Cho mẫu nhôm vào dung dịch axit sunfuric loãng.
d. Dẫn luồng khí H2 vào ống thủy tinh chứa bột đồng (II) oxit nung nóng.
Câu 3:(2,0 điểm)
1. Một nguyên tố R có hoá trị IV. R tạo hợp chất khí với Hidro (khí X), trong đó Hidro chiếm 25% về khối lượng. Xác định tên nguyên tố R và hợp chất khí X?
2. Hỗn hợp khí A chứa Cl2 và O2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2. Tính % về thể tích, %khối lượng của mỗi khí trong A; tỉ khối hỗn hợp A đối với H2; khối lượng của 6,72 lit hỗn hợp khí A.
Câu 4:(2,0 điểm)
1. Nguyên tử X có tổng số hạt bằng 58 và có nguyên tử khối < 40. Hỏi X thuộc nguyên tố hoá học nào? Viết phương trình hóa học Xvới nước.
2. Hãy xác định công thức hoá học của khí X, biết rằng X là oxit của lưu huỳnh và 1lít khí X ở điều kiện tiêu chuẩn nặng 2,857 gam.
Câu 5: (2,0 điểm)
1. Một hợp chất được tạo bởi 3 nguyên tố C; H; O. Biết phần trăm C; phần trăm H trong hợp chất lần lượt là 52,174% và 13,043% theo khối lượng, khi hóa hơi hợp chất thì tỉ khối hơi của hợp chất đó so với hiđro là 23. Tìm công thức hóa học của hợp chất.
2. Từ các chất: HCl, Al, CuO, KClO4 và các dụng cụ cần thiết, hãy viết các phương trình hóa học để điều chế các chất: Al2O3, Cu
Câu 6: (2,0 điểm)
1. Phân loại và gọi tên các chất có công thức sau: Ba(NO3)2, ZnS, NaH2PO4, HCl, SO3, Fe(OH)3, Mg3(PO4)2, CuO, P2O5, HClO3
2. Mô tả lại thí nghiệm làm đục nước vôi trong từ hơi thở. Từ đó hãy trình bày cách nhận biết 3 chất lỏng đựng trong 3 ống nghiệm riêng biệt là dung dịch Ca(OH)2; dung dịch NaCl; H2O mà không được dùng bất kỳ hóa chất nào trong phòng thí nghiệm. Nhưng được dùng các dụng cụ thí nghiệm cần thiết.
Câu 7: (2,0 điểm) Bằng phương pháp hóa học, hãy trình bày cách phân biệt các chất rắn đựng trong các lọ mất nhãn riêng biệt sau: Ba, BaO, P2O5, MgO, CuO
Câu 8: (2,0 điểm)
1. Đốt cháy hoàn toàn chất X bằng lượng khí oxi vừa đủ, ta thu được hỗn hợp khí duy nhất là CO2 và SO2, hỗn hợp khí này có tỉ khối đối với khí hiđro bằng 28,667. Xác định công thức phân tử của X. Biết tỉ khối hơi của X so với không khí nhỏ hơn 3.
2. Cho 2,3 gam Na vào 100 gam dung dịch NaOH 10%. Tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol/lit của dung dịch mới. Biết khối lượng riêng của dung dịch mới là 1,05 g/ml.
Câu 8:(2,0 điểm)
1. Hỗn hợp A gồm Al(NO3)3; Cu(NO3)2; Pb(NO3)2. Biết thành phần % theo khối lượng của nguyên tố nitơ trong A là 14,43%. Có thể điều chế được nhiều nhất bao nhiêu gam hỗn hợp 3 kim loại từ 52,39g hỗn hợp A?
2. Cho 1,69gam hỗn hợp A gồm Fe, Mg và Zn phản ứng với 202 gam dung dịch HCl 0,75M (D=1,01g/ml). Chứng tỏ rằng hỗn hợp A đã tan hết.
Câu 9:(2,0 điểm) Cho 3,6 gam hỗn hợp (kali và 1 kim loại M hóa trị I tan được trong nước) tác dụng hết với nước sinh ra 1,12 lít khí H2 (đktc). Tìm M. Biết số mol của nó nhỏ hơn 10% tổng số mol của 2 kim loại trong hỗn hợp.
Câu 10: (2,0 điểm) Cho 3,6 gam hỗn hợp (kali và 1 kim loại M hóa trị I tan được trong nước) tác dụng hết với nước sinh ra 1,12 lít khí H2 (đktc). Tìm M. Biết số mol của nó nhỏ hơn 10% tổng số mol của 2 kim loại trong hỗn hợp.
Đáp án: