Định luật bảo toàn khối lượng giúp các em học sinh giải quyết một cách nhanh chóng bài tập tính toán hóa học hiệu quả nhất. Vậy định luật bảo toàn là gì? Công thức định luật bảo toàn như thế nào? Hãy cùng tôi theo dõi bài viết Định luật bảo toàn khối lượng - Công thức dưới đây.
Định luật bảo toàn khối lượng
Định luật bảo toàn khối lượng là gì?
Định luật bảo toàn khối lượng (định luật Lomonosov - Lavoisier) - là một trong các định luật cơ bản trong hóa học, được định nghĩa như sau: Trong phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng các sản phẩm tạo thành.
- Nội dung của định luật bảo toàn khối lượng như sau: Trong mỗi phản ứng hoá học có sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử, thế nhưng sự thay đổi này chỉ liên quan đến các điện tử còn số nguyên tử của mỗi nguyên tố được giữ nguyên cũng như khối lượng của các nguyên tử không đổi. Chính vì thế mà, tổng khối lượng các chất vẫn được bảo toàn.
Định luật này đôi khi cũng được gọi là định luật bảo toàn khối lượng của các chất, bởi ở cùng một địa điểm trọng lượng tỷ lệ thuận với khối lượng. Theo Lomonosov cũng nhận thấy rằng, việc bảo toàn năng lượng cũng có giá trị khá lớn đối với các phản ứng hóa học.
- Ý nghĩa của định luật bảo toàn khối lượng: Trong mỗi phản ứng hóa học, chỉ có sự thay đổi điện tử, còn số nguyên tử của nguyên tố vẫn được giữ nguyên và khối lượng của các nguyên tử không đổi. Vì vậy, mà khối lượng của các chất được bảo toàn.
LÝ THUYẾT CẦN NHỚ
1. Định luật bảo toàn khối lượng: “ Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng”
Giả sử có phản ứng giữa A + B tạo ra C + D có công thức khối lượng được viết như sau :
mA + mB = mC + mD
VD: Bari clorua +natri sunphat bari sunphat + natri clorua. Có CT khối lượng là:
mbari clorua + mnatri sunphat = mbari sunphat + mnatri clorua
2. Áp dụng: trong một phản ứng có n chất, nếu biết khối lượng của (n – 1) chất thì tính được khối lượng của chất còn lại.
A. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1. Cho 20g hỗn hợp 2 kim loại Fe,Mg tác dụng với dung dịch HCl thu được 11,2lít H2 (đktc).Dung dịch thu được đem cô cạn thu được hỗn hợp muối có khối lượng là:
A: 45,5
B: 50,7
C: 55,5
D: 60,3
Bài 2: Cho 14,5g hỗn hợp gồm Mg , Zn, Fe tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 6,72 lit khí (đktc).Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối khan?
A: 34,3
B: 43,9
C: 43,3
D: 35,8
Bài 3: Cho 22,2g hỗn hợp Fe, Al tác dụng hết với HCl thu được 13,44 lít H2 (đktc).Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối khan?
A: 63,8
B: 64,8
C: 65,8
D: 66,8
Bài 4: Cho 14,7g hỗn hợp X gồm Cu, Fe, Al tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được m gam muối và 12,32 lít SO2 (đktc).Gía trị của m là:
A: 70,20
B: 52,80
C: 60,24
D: 42,55
Bài 5:Hoà tan hoàn toàn 5,0g hỗn hợp 2 kim loại bằng dung dịch HCl thu được 5,71g muối khan và V lít khí X(đktc).Gía trị của V là:
A: 0,224
B: 2,24
C: 0,448
D: 4,48
Bài 6: Hoà tan hoàn toàn một muối cacbonat của kim loại hoá trị 1 và một muối cacbonat của kim loại hoá trị 2 vào dung dịch HCl thu được 4,48lit CO2 (đktc).Tính khối lượng muối mới tạo thành?
A: 24
B: 28
C: 26
D: 30
Bài 7: Để khử hoàn toàn 20,5g hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 cần vừa đủ 2,24lit CO (đktc).Tính khối lượng Fe thu được?
A: 18,9
B: 17,7
C: 19,8
D: 16,8
Bài 8: Cho 24,4g hỗn hợp Na2CO3 và K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2.Sau phản ứng thu được 39,4g kết tủa.Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được m gam muối clorua.Gía trị của m là:
A: 2,26
B: 22,6
C: 26,6
D: 6,26
Bài 9:Cho từ từ một luồng khí CO dư đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp bột gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 đun nóng thu được 64g bột sắt và hỗn hợp khí X.Cho X đi qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 40g kết tủa.Gía trị m là:
A: 70,4
B: 80,4
C: 90,4
D: 75,4
Bài 10: Cho 5,5g hỗn hợp bột Al và Fe (trong đó số mol Al gấp đôi số mol Fe) vào 300ml dung dịch AgNO3 1M.Phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn.Gía trị của m là:
A: 33,95
B: 35,20
C: 39,35
D: 35,39
B. Bài tập tự luận
Bài 1.
a. “ Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng”
b. Giải thích: Trong phản ứng hóa học diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử. Sự thay đổi này chỉ liên quan đến electron, còn số nguyên tử mỗi nguyên tố vẫn giữ nguyên và khối lượng nguyên tử không đổi. Do đó khối lượng các chất được bảo toàn.
Bài 2.
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng (BTKL)
mbari clorua + mnatri sunphat = mbari sunphat + mnatri clorua
Bài 8.
Khi nung thanh sắt có khối lượng tăng vì ở nhiệt độ cao sắt tác dụng với oxi tạo thành sắt oxit.
Khi nung nóng đá vôi thấy khối lượng giảm đi vì khi nung đá vôi tạo ra vôi sống và khí CO2 (khí CO2 là khí ở nhiệt độ cao dễ dàng thoát ra ngoài), chỉ còn lại vôi sống nên khối lượng giảm so với ban đầu.
👉 Hy vọng trong bài Định luật bảo toàn khối lượng - Công thức các bạn có thể nhớ được công thức định luật bảo toàn khối lượng để áp dụng vào làm bài tập. Chúc các bạn làm bài tập đạt được điểm cao.