DECUONG.VN Chia Sẻ Cương Ôn Luyện Thi Các Lớp

Gần đây nổi mấy vụ chê ngữ liệu trong SGK mới, mình không định lên tiếng đâu, vì 5 người 10 ý, mỗi người có những suy nghĩ và nhận định riêng, nhưng dường như hiệu ứng đám đông đang khiến nhiều người có cái nhìn quá tiêu cực về việc đổi mới SGK.

Tiêu biểu như bài “Con chào mào” của bác Mai Văn Phấn, mình sẽ trích đầy đủ bài thơ ra để cho mọi người đọc:

“Con chào mào đốm trắng mũ đỏ

Hót trên cây cao chót vót

triu... uýt... huýt... tu hìu...

Tôi vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ

Sợ chim bay đi

Vừa vẽ xong nó cất cánh

Tôi ôm khung nắng, khung gió

Nhành cây xanh hối hả đuổi theo

Trong vô tăm tích tôi nghĩ

Lát nữa chào mào sẽ mổ những con sâu

Trái cây chín đỏ

Từng giọt nước

Thanh sạch của tôi

triu... uýt... huýt... tu hìu...

Chẳng cần chim lại bay về

Tiếng hót ấy giờ tôi nghe rất rõ.”

Nhưng bài viết trong ảnh chỉ chụp 5 dòng thơ rồi viết tus với thái độ chê bài thơ của bác Phấn. Nếu như đọc kỹ toàn bài và có học Văn ở mức cơ bản thì cũng nhận ra được nội dung và nghệ thuật có ở trong bài “Con chào mào”.

Như quan điểm đã nói trước đây của mình: đã là nghệ thuật thì chỉ có phù hợp với người này và không phù hợp với người kia, còn hay - dở chỉ dành để soi xét những người là “nguỵ nhà văn”, “nguỵ nhà thơ” và những tác phẩm là “nguỵ nghệ thuật”. Có thể bài thơ đó không phù hợp với độ tuổi của các bé học sinh lớp 6-7 (hoặc nhỏ hơn). Nhưng không thể vì lí do ấy mà chê trách tài năng của một người nghệ sĩ. Bởi lỗi là ở người kiểm duyệt nội dung chứ đâu phải tác giả?

Mình đọc cmt bài viết mà thấy sợ luôn, có lẽ trong tiềm thức của nhiều người, mọi sự đổi mới đều bị đồng nhất với nguy hiểm: “Nhận thức được cái mới là yêu cầu sống còn của tồn tại. Biết ứng xử với cái mới là yêu cầu sống còn của phát triển. Và biết vận dụng cái mới một cách ưu việt nhất trong hoàn cảnh của mình là yêu cầu cơ bản để tạo nên những giá trị văn minh. Nhưng theo K.Poper, ở những xã hội mang màu sắc bộ lạc thì cái mới bao giờ cũng bị đồng nhất với cái nguy hiểm, người mới bao giờ cũng bị đồng nhất với người xấu và kẻ mới bao giờ cũng bị đồng nhất với kẻ thù. Ở những xã hội đóng kín như vậy, tâm lý chống cái mới, khước từ cái mới vì thế được hình thành từ trong vô thức.” (Đoạn này mình nhớ không nhầm là trong một cuốn sách của bác Phan Đăng)

  • Con chào mào lớp 6
  • Bài thơ Con chào mào
  • Con chào mào văn bạn
  • Soạn bài Con chào mào
  • Con chào mào mũ đỏ
  • Bai tho con chào mào lớp 6
  • Con chào mào lớp 6 trang 76
  • Tác giả - tác phẩm Con chào mào

Bài Làm Nâng Cao

Mình mong rằng, mọi người sẽ có cái nhìn thoáng hơn về những đổi mới, cách tân. Bởi lẽ, quy luật sinh tồn của chúng ta cũng giống như của loài cây vậy: không vươn thì sẽ héo!

@if (!string.IsNullOrEmpty(Model.UrlShopee)) {
}