Giải đáp án trắc nghiệm tập huấn Địa lí lớp 9 Cánh Diều Môn Địa lí lớp 9 trong bộ sách Cánh Diều đòi hỏi học sinh và giáo viên phải nắm vững kiến thức và kỹ năng cần thiết. Để hỗ trợ việc học tập và giảng dạy hiệu quả, việc giải đáp các câu hỏi trắc nghiệm từ tập huấn là rất quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp các giải thích chi tiết về các đáp án trắc nghiệm, giúp làm rõ các khái niệm và phương pháp giải quyết, từ đó nâng cao hiệu quả học tập và giảng dạy trong môn Địa lí.
Mục lục [Ẩn]
Giải đáp án tập huấn SGK Địa lí lớp 9 Cánh Diều
Câu 1: Mục tiêu của phần Địa lí trong Chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp Trung học cơ sở trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là:
A.góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất chủ yếu.
B.hình thành và phát triển năng lực địa lí, góp phần phát triển năng lực chung và phẩm chất chủ yếu.✅
C.phát triển năng lực địa lí, góp phần phát triển các giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
D.hình thành cách thức ứng xử phù hợp với tự nhiên, phát triển năng lực chung.
Câu 2: Phần Địa lí góp phần phát triển các năng lực đặc thù là:
A.yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ.
B.tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
C.nhận thức khoa học địa lí, tìm hiểu địa lí, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.✅
D.nhận thức khoa học địa lí, tìm hiểu địa lí, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Câu 3: Mạch nội dung của phần Địa lí 9 trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 môn Lịch sử và Địa lí cấp Trung học cơ sở là:
A.Địa lí kinh tế – xã hội Việt Nam.✅
B.Địa lí tự nhiên Việt Nam.
C.Địa lí tự nhiên đại cương.
D.Địa lí các châu lục.
Câu 4: Năng lực nhận thức khoa học địa lí với các biểu hiện cụ thể là:
A.sử dụng các công cụ của Địa lí học, tổ chức học tập ở thực địa, khai thác internet phục vụ môn học.
B.cập nhật thông tin, liên hệ thực tế, thực hiện chủ đề khám phá từ thực tiễn.
C.nhận thức thế giới theo quan điểm không gian; giải thích các hiện tượng quá trình địa lí (tự nhiên, kinh tế – xã hội).✅
D.nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, tổ chức học tập ở thực địa, cập nhật thông tin, liên hệ thực tế.
Câu 5: Phần Địa lí trong sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 9 (bộ sách Cánh Diều) bao gồm các nội dung chính là:
A.Địa lí dân cư Việt Nam; Địa lí các ngành kinh tế; Sự phân hoá lãnh thổ.✅
B.Địa lí tự nhiên Việt Nam; Địa lí dân cư Việt Nam; Địa lí các ngành kinh tế.
C.Địa lí các châu lục; Địa lí tự nhiên Việt Nam; Địa lí các ngành kinh tế.
D.Địa lí các ngành kinh tế; Sự phân hoá lãnh thổ; Địa lí tự nhiên Việt Nam.
Câu 6: Các chủ đề chung của sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 9 (bộ sách Cánh Diều) bao gồm:
A.Đô thị: Lịch sử và hiện tại; Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long; Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.✅
B.Đô thị: Lịch sử và hiện tại; Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long; Các cuộc đại phát kiến địa lí.
C.Các cuộc đại phát kiến địa lí; Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long; Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
D.Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long; Các cuộc đại phát kiến địa lí; Thiên tai và biện pháp phòng chống.
Câu 7: Điểm mới quan trọng nhất của phần Địa lí trong sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 9 (bộ sách Cánh Diều) là
A.đảm bảo tính kế thừa và hiện đại.
B.chuyển từ việc tiếp cận nội dung sang phát triển phẩm chất, năng lực.✅
C.chú trọng yêu cầu tích hợp.
D.đổi mới hình thức và cách trình bày.
Câu 8: Biểu hiện của tính hiện đại ở phần Địa lí của sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 9 (bộ sách Cánh Diều) là gì?
A.Có nhiều nội dung kiến thức mới phù hợp với phát triển kinh tế – xã hội đất nước hiện nay.
B.Dựa theo các căn cứ từ văn kiện Đại hội Đảng, các Nghị quyết mới nhất của Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ,...
C.Cập nhật hệ thống số liệu chính thống của Tổng cục Thống kê giai đoạn 2010 – 2021 (theo công bố của Tổng cục Thống kê năm 2022).
D.Hệ thống số liệu đồng bộ, cập nhật; bổ sung nhiều nội dung mới; định hướng phát triển kinh tế – xã hội theo các Nghị quyết, Chiến lược của Quốc hội và Chính phủ;...✅
Câu 9: Biểu hiện của tính tích hợp trong phần Địa lí của sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 9 (bộ sách Cánh Diều) là
A.tích hợp giữa các kiến thức địa lí dân cư với địa lí tự nhiên; vận dụng kiến thức của các môn học khác.
B.tích hợp giữa các kiến thức của địa lí tự nhiên với địa lí kinh tế – xã hội; vận dụng kiến thức của các môn học khác để làm sáng tỏ kiến thức địa lí.✅
C.học sinh được chủ động, sáng tạo trong học tập; có nhiều cơ hội tăng cường thực hành, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
D.hiện đại hoá hệ thống kiến thức; bổ sung những kiến thức mới, những vấn đề cần quan tâm; cập nhật số liệu đồng bộ.
Câu 10: Căn cứ quan trọng để xác định mục tiêu bài học trong xây dựng kế hoạch bài dạy phần Địa lí 9 là:
A.nội dung của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí cấp Trung học cơ sở.
B.điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và thực tiễn địa phương.
C.yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình Giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí cấp Trung học cơ sở.✅
D.phương tiện dạy học và các phương pháp dạy học tích cực.
Câu 11: Yêu cầu về phương pháp dạy học địa lí là
A.dạy học thông qua các hoạt động, đa dạng hoá các phương pháp và hình thức dạy học.✅
B.thực hiện các bài, chương theo đúng phân phối chương trình.
C.thực hiện đầy đủ quy trình vận dụng phương pháp dạy học hiện đại.
D.sử dụng phương pháp hiện đại, không sử dụng phương pháp truyền thống.
Câu 12: Giúp học sinh củng cố, hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức của bài học là mục tiêu của hoạt động nào sau đây?
A.Khởi động.
B.Vận dụng.
C.Hình thành kiến thức.
D.Luyện tập.✅
Câu 13: Căn cứ để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học Địa lí 9 là
A.nội dung lí thuyết và thực hành trong phần Địa lí của sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 9 (bộ sách Cánh Diều).
B.nội dung phần Địa lí trong Chương trình Giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí 9 (bộ sách Cánh Diều).
C.yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực đặc thù địa lí.✅
D.yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung.
Câu 14: Ý nào không phải là mục tiêu của đánh giá thường xuyên trong dạy học phần Địa lí, sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 9 (bộ sách Cánh Diều)?
A.Động viên, khuyến khích khi học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ học tập.
B.Đánh giá thành quả học tập và giáo dục sau một giai đoạn học tập nhất định.✅
C.Phát hiện, tìm ra những thiếu sót, hạn chế ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh.
D.Đưa ra những giải pháp hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời, nhằm nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục.
Câu 15: Trong mỗi bài kiểm tra, đánh giá kết quả học tập định kì trong dạy học phần Địa lí, sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 9 (bộ sách Cánh Diều) gồm có 4 mức độ yêu cầu đó là:
A.Tái hiện kiến thức; Thông hiểu; Phân tích; Vận dụng.
B.Nhận biết; Thông hiểu; Vận dụng; Đánh giá.
C.Nhận biết; Thông hiểu; Vận dụng; Vận dụng cao.✅
D.Nhận biết; Vận dụng cao; Thông hiểu.
👉 Như vậy, việc giải đáp và phân tích các đáp án trắc nghiệm trong tập huấn Địa lí lớp 9 theo bộ sách Cánh Diều không chỉ giúp làm rõ những khái niệm và phương pháp học tập quan trọng mà còn hỗ trợ học sinh và giáo viên trong quá trình học tập và giảng dạy. Qua các giải thích chi tiết, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về nội dung môn học và áp dụng hiệu quả hơn vào thực tế. Hy vọng rằng tài liệu này sẽ là công cụ hữu ích trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và giúp các bạn đạt được thành công trong học tập.