Từ lâu, cây huyết dụ đã gắn liền với một sự tích đầy bí ẩn và kỳ lạ. Theo truyền thuyết, cây huyết dụ có nguồn gốc từ một con dao của một bác đồ tể nổi tiếng. Sau khi bác đồ tể rời khỏi ngôi làng, con dao của ông bỗng trở nên kỳ diệu và biến thành một loại cây lạ. Loại cây này có những chiếc lá đỏ rực như máu, với cạnh sắc bén như lưỡi dao bầu. Người dân địa phương tin rằng cây huyết dụ mang trong mình sức mạnh huyền bí và những bí ẩn chưa được giải đáp.
Mục lục [Ẩn]
1. Nguồn gốc của cây huyết dụ
Huyết dụ là cây cảnh được nhập trồng từ lâu đời. Tên gọi của nó bắt nguồn từ một câu chuyện cổ Phật giáo: Ngày xưa, có một người chuyên nghề giết lợn. Nhà anh ta ở cạnh một ngôi chùa. Hằng ngày, cứ mờ sáng, hễ nghe tiếng chuông chùa là anh thức dậy mổ lợn.
Một hôm, sư cụ trên chùa nằm mộng thấy một người đàn bà dắt 5 đứa con đến xin cứu mạng. Sư hỏi cứu như thế nào, bà ta nói chỉ cần ra lệnh cho chú tiểu sáng hôm sau đánh chuông chậm lại. Sư cụ thực hiện đúng lời thỉnh cầu, nên anh đồ tể ngủ quên, dậy muộn quá, không kịp thịt lợn nữa. Anh chàng tức giận sang chùa trách sư cụ, và được kể về giấc mơ kể trên. Về nhà, anh ta thấy con lợn mình mới mua định giết thịt sáng nay đã đẻ được 5 lợn con.
Anh đồ tể bỗng giật mình hối hận vì đã giết rất nhiều sinh mạng, liền chạy về nhà cầm con dao bầu rồi sang cắm giữa sân chùa, thề rằng từ nay xin giải nghệ. Về sau, con dao hóa thành một loại cây có lá màu đỏ như máu, nhọn như lưỡi dao bầu và được người đời đặt tên là cây huyết dụ.
2. Sự tích cây huyết dụ
Ngày xưa có một bác đồ tể chuyên mua lợn về giết thịt để mang bán ở chợ. Nhà bác ta ở bên cạnh một ngôi chùa làng. Hàng ngày, vào lúc mờ sáng là lúc sư cụ bên chùa theo lệ thường thức dậy tụng kinh. Và cũng theo lệ thường, sư cụ thức chú tiểu dậy gõ một hồi chuông mai. Bấy giờ cũng là lúc bác đồ tể sửa soạn giết lợn, cho nên bác ta quen lấy tiếng chuông làm chừng thức dậy làm việc hàng ngày. Cứ như thế, ngày nào cũng như ngày ấy không bao giờ sai lạc.
Một đêm nọ, sư cụ nằm mộng thấy một người đàn bà dắt năm đứa con nhỏ đến trước mặt mình rồi vái lấy vái để, miệng nói: -"Xin cứu mạng! Xin cứu mạng!". Sư hỏi người đàn bà: - "A-di-đà Phật! Cứu mạng là cứu thế nào? Bần tăng phải làm gì đây?". Người mẹ có bộ điệu hãi hùng ấy trả lời: - "Ngày mai xin hòa thượng hãy đánh chuông chậm lại. Như vậy mẹ con chúng thiếp rất đội ơn". Nhà sư tỉnh dậy không hiểu thế nào cả. Nhưng tờ mờ sáng hôm đó, vâng theo lời báo mộng, sư cụ chỉ lâm râm đọc kinh cầu nguyện mà không thức chú tiểu dậy thỉnh chuông.
Lại nói chuyện hôm ấy bác đồ tể ngủ một giấc li bì. Mãi đến lúc mặt trời lên chừng một cây sào, tiếng chuông chùa mới bắt đầu vang rền làm cho bác giật mình choàng dậy. Thấy trời đã quá trưa, bác không dám giết lợn như thường lệ, vì nếu làm thịt thì khi đưa ra đến chợ, chợ đã vãn người rồi. Tức mình vì lỡ mất một buổi chợ, bác ta lật đật sang chùa trách sư cụ. Sư cụ bèn đem câu chuyện nằm mộng đêm qua để phân trần với ông hàng xóm không phải lỗi tại mình.
Nhưng lúc bước chân về chuồng lợn của nhà thì bác đồ tể ngạc nhiên thấy con lợn cái mua ngày hôm qua toan giết thịt sáng đó, đã đẻ được năm con lợn con. Vừa mừng vừa sợ, bác ta kể cho mọi người biết sự lạ lùng: - "Đúng là linh hồn người đàn bà ẩn trong con lợn cái đã tìm cách cứu bày con của mình khỏi chết".
Tự nhiên bác đồ tể đâm ra suy nghĩ. Bác thấy bàn tay của mình đã từng vấy máu biết bao nhiêu là sinh mạng. Trong một lúc hối hận đến cực điểm, bác ta cầm cả con dao bầu chạy sang chùa bộc bạch nỗi lòng với sư cụ. Bác ta quả quyết cắm con dao của mình trước sân chùa, thề trước Phật đài từ nay xin giải nghệ.
Không rõ sau khi bác đồ tể rời đi thì chuyện gì xảy ra, nhưng con dao của bác bỗng dưng biến thành một loại cây có lá đỏ như máu và sắc nhọn như lưỡi dao bầu, người ta gọi đó là cây huyết dụ.
Khảo dị của Sự tích cây huyết dụ
Trong Bản quốc dị văn lục có kể truyện trên và cho rằng sư cụ chính là bố của Nguyễn Xí người làng Lê-xá huyện Chân-phúc (tức Nghi-lộc) Nghệ-an, tên là Trị. Cuối đời Trần thi không đỗ, ông bỏ đi tu, trụ trì ở chùa làng, lấy tên là Hòa Nam thiền sư. Sau khi nghỉ đánh chuông để cứu mẹ con người đàn bà trong mộng, sư bèn bỏ tiền mua lấy đàn lợn ấy của bác đồ tể rồi đem thả chúng vào rừng. Về sau, sư bị hổ giết, mối đùn thành mộ. Nhưng con cháu của sư thì từ đó có địa vị rất cao ở triều đình nhà Lê. Người chép truyện có ý nói đó là nhờ mẹ con con lợn báo ơn một cách huyền bí mới được như thế.
Một truyền thuyết về Nguyễn Nghiễm cũng có nội dung tương tự:
Nguyễn Nghiễm - cha của thi hào Nguyễn Du - một lần về chơi quê nhà, một đêm mộng thấy một người đàn bà đến cầu cứu mình: - "Xin cụ làm ơn cứu mạng. Con đang có thai, được mẹ tròn con vuông là nhờ ơn cụ". Tỉnh dậy, ông không hiểu thế nào cả. Nhưng sau đó bỗng thấy có người đến biếu một con cá chép rất to vừa đánh lưới dược. Trông thấy con cá có chửa, ông nhớ đến giấc mộng hôm qua, liền sai người nhà thả xuống sông. Đêm hôm ấy, lại mộng thấy người dàn bà nọ đến cảm ơn mình. Từ đấy họ Tiên-điền có tục kiêng ăn cá chép.
👉 Xem thêm: Truyện cổ tích: Sự tích quả dưa hấu
3. Bài học rút ra từ sự tích cây huyết dụ
Sự tích cây huyết dụ mang đến nhiều bài học sâu sắc về cuộc sống và những giá trị tinh thần. Một số bài học nổi bật có thể rút ra từ câu chuyện này bao gồm:
Sự thay đổi và biến hóa không ngừng: Câu chuyện về cây huyết dụ nhấn mạnh rằng mọi vật trong cuộc sống có thể thay đổi và chuyển hóa theo những cách kỳ diệu không ngờ. Điều này khuyến khích chúng ta mở lòng đón nhận sự thay đổi và hiểu rằng những biến cố có thể dẫn đến những kết quả tích cực và bất ngờ.
Sự kỳ diệu của tự nhiên: Sự biến hình từ con dao thành cây huyết dụ gợi nhớ đến sức mạnh huyền bí và vẻ đẹp của thiên nhiên. Nó nhắc nhở chúng ta trân trọng và bảo vệ môi trường xung quanh, vì tự nhiên có khả năng tạo ra những điều kỳ diệu mà chúng ta khó lòng giải thích hết.Giá trị của huyền thoại và truyền thuyết: Sự tích về cây huyết dụ cho thấy vai trò quan trọng của các câu chuyện truyền thuyết trong việc gìn giữ văn hóa và truyền cảm hứng. Những câu chuyện này giúp kết nối các thế hệ và truyền tải những giá trị và bài học qua thời gian.
Sự tôn trọng và gìn giữ di sản: Cây huyết dụ, với nguồn gốc từ con dao của bác đồ tể, nhắc nhở chúng ta về việc tôn trọng các di sản văn hóa và lịch sử. Những di sản này không chỉ mang giá trị lịch sử mà còn có thể chứa đựng những bài học quý báu cho thế hệ sau.
Tìm kiếm sự hiểu biết sâu hơn: Sự bí ẩn của cây huyết dụ khuyến khích chúng ta khám phá và tìm hiểu những điều chưa được biết đến. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không ngừng học hỏi và tìm kiếm sự hiểu biết để mở rộng kiến thức và tầm nhìn của bản thân.
👉 Xem thêm: Truyện cổ tích: Sự tích cây vú sữa ngắn gọn
4. Công dụng của cây huyết dụ
Theo Đông y, cây huyết dụ có tính mát, vị nhạt, không độc. Trong dân gian, lá huyết dụ thường được chế biến để làm thuốc cầm máu chữa băng huyết, rong huyết, do vậy nên không được sử dụng trong thời gian trước sinh hoặc sau sinh nhưng còn sót rau. Ngoài ra lá huyết dụ còn có công dụng điều trị chứng thổ huyết, xích bạch đới, tiểu ra máu, lỵ ra máu, sốt xuất huyết, ho ra máu,chảy máu cam, bệnh lậu, phong thấp, đau nhức xương khớp,... đặc biệt là một vị thuốc rất tốt cho máu.
Liều dùng của cây huyết dụ còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng và bài thuốc trị bệnh là gì. Nhưng không nên vì ích lợi do cây thuốc đem lại mà lạm dụng hoặc dùng huyết dụ với số lượng lớn.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia Đông y, bạn chỉ nên dùng từ 6 - 8g huyết dụ khô hoặc 20 - 30g huyết dụ ở dạng tươi. Tốt nhất là nếu bạn muốn dùng cây huyết dụ để chữa bệnh thì hãy tuân theo chỉ định và hướng dẫn sử dụng của các bác sĩ Đông y.
👉 Xem thêm: Truyện cổ tích: Sự tích trầu, cau và vôi
5. Xem hoạt hình Sự tích cây huyết dụ
👉 Qua câu chuyện về cây huyết dụ, chúng ta có thể thấy rằng những bài học quý giá không chỉ nằm trong câu chuyện mà còn trong cách mà chúng ta tiếp nhận và ứng dụng chúng trong cuộc sống hàng ngày.
👉 Xem thêm: Truyện cổ tích: Sự tích trái sầu riêng