Văn học hiện thực Việt Nam trước 1945, có rất nhiều nhà văn viết về số phận người nông dân Việt Nam bị áp bức, bị bốc lột, bị bần cùng hóa nhưng ít có tác phẩm nào có sức lay động sâu sắc, lâu bền như Lão Hạc của Nam Cao. Sỡ dĩ như thế là vì lão Hạc là hiện thân cho số phận người nông dân lương thiện, giàu tự trọng, phẩm chất cao đẹp bị đẩy đến bước đường cùng, phải chết một cách đau đớn, tức tưởi, dữ dội để làm tròn trách nhiệm của một người cha giàu tình thương con, và trách nhiệm của một con người có đầy đủ nhân phẩm: trong sạch, tự trọng. Từ số phận bi thảm của lão Hạc nhà văn đã nêu ra bao vấn đề về con người qua đó ta nhận ra tấm lòng nhân đạo đầy cảm thông, thương xót của nhà văn dành cho người nông dân nghèo, cùng khổ trong xã hội cũ. Đến với truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao chúng ta cùng cảm nhận bức tranh hiện thực đau đớn, đen tối, bế tắc của hiện thực xã hội qua bi kịch đớn đau của lão Hạc và thấy được tài năng nghệ thuật trong việc khắc họa tâm lí nhân vật của nhà văn Nam Cao.
Truyện ngắn “Lão Hạc” là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân nghèo, đăng báo lần đầu năm 1943. Truyện kể về lão Hạc, một người nông dân nghèo, góa vợ, sống cô độc, chỉ có con chó vàng làm bạn. Con trai lão vì nhà nghèo không đủ tiền thách cưới để lấy vợ, phẫn chí mà bỏ đi làm đồn điền cao su “Cao su đi dễ khó về/ Khi đi trai tráng khi về bủng beo”. Lão Hạc ở nhà triền miên trong nỗi dày vò, ray rứt một phần là do không làm tròn trách nhiệm người cha, một phần là nỗi nhớ con da diết. Lão làm thuê để kiếm sống, dù đói vẫn quyết không bán đi mảnh vườn và ông ăn vào số tiền dành dụm, thu hoạch được từ mảnh vườn. Sau trận ốm dai dẳng, lão thất nghiệp, và cơn bão cũng làm hoa màu mất sạch, lão cùng đường sinh sống và khó khăn để đi đến quyết định bán con chó vàng mà lão rất mực yêu thương, mang hết số tiền dành dụm được và cả mảnh vườn gửi cho ông giáo trông coi, 30 đồng bạc để lo ma chay cho mình. Rồi lão ăn bả chó tự tự. Lão chết, một cái chết vô cùng đau đớn, dữ dội.
Với truyện ngắn này, chúng ta có thể triển khai phân tích theo nhiều cách như theo bố cục lớp truyện; theo từng vấn đề thuộc ý nghĩa của truyện hoặc là phân tích, cảm nhận theo tuyến nhân vật như trong bài viết này. Và dẫu phân tích theo cách nào đi chăng nữa cũng cần tập trung vào hai vấn đề chính đó là hình tượng nhân vật lão Hạc và nghệ thuật viết truyện, xây dựng nhân vật của Nam Cao.
Đến với nhân vật Lão Hạc - nhân vật chính của truyện. Xuyên suốt từng truyện ngắn, chúng ta nhận thấy nhân vật này có hai mối bận tâm lớn nhất dày vò tâm can lão suốt, buộc lão phải lựa chọn. Thứ nhất là lão có nên bán cậu Vàng hay không? Thứ hai là lão có nên tìm đến cái chết hay không? Và cuối cùng sau những toan tính, đắn đo, suy nghĩ, dằn xé lão quyết định bán con Vàng và chủ động tìm đến cái chết, tự kết liễu đời mình. Một câu hỏi lớn, nhức nhối được đặt ra là tại sao lão lại lựa chọn một kết cục bi thảm, thê lương đến thế. Chúng ta cùng trả lời câu hỏi này.
Càng tìm hiểu, càng lật đi lật lại những trang văn của Nam Cao có thể thấy ngòi bút nhà văn miêu tả thật kĩ lưỡng với một quá trình diễn biến tâm lí âm thầm nhưng thật quyết liệt của nhân vật. Số phận lão Hạc được hình dung trên hai chặng: chặng thứ nhất là trước khi bán và sau khi bán con Vàng. Trước khi bán cậu Vàng ta thấy lão có gia cảnh: tài sản chỉ có ba sào vườn, một mái nhà tranh một con chó bầu bạn, vợ chết sớm, con trai bỏ đi xa, tuổi già, cô độc, ốm đau không ai chăm sóc, đói deo đói dắt, một hoàn cảnh hết sức bi thương, nghèo khổ, tội nghiệp.Và chính trong cảnh ngộ thê thảm, buồn bã ấy, cậu Vàng xuất hiện, con chó đã mang lại cho lão ý nghĩ để tiếp tục sống, tiếp tục bám víu vào cuộc đời. Con vật trở thành người bạn thân tình, bầu bạn, sớm hôm cùng lão, giúp lão khuây khỏa đi nỗi nhớ con trai, vơi đi nỗi cô quạnh của tuổi già, xế bóng.
Con Vàng còn chính là sợi dây kết nối của lão với đứa con trai mà lão rất mực yêu thương Con chó là của cháu nó mua đấy chứ vì thế lão rất yêu thương cậu Vàng. Lào gọi là cậu Vàng như đứa con cầu tự, lão bắt rận, tắm, trò chuyện, cưng nựng, cho nó ăn trong cái bát như nhà giàu, ăn gì cũng gắp cho nó, chửi yêu vỗ về nó… Trước khi bán lão đắn đo suy nghĩ rất nhiều. Thế rồi sau khi bán lão sang nhà ông giáo với một thân xác hoàn toàn vụn vỡ, sự vụn vỡ của một tâm hồn đôn hậu, rất mực thiện lương: Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ….lão cố làm ra vui vẻ, cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước,mật lão đột nhiên co rúm lại, những vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra, lào mếu như con nít và hu hu khóc… Quả là những phác thảo chân dung hết sức chân thực, sinh động, sự miêu tả tinh tế đã bốc trần một tâm hồn quá đau đớn, day dứt, hối hận, ăn ăn, vì trót làm một điều gì đó thật ghê sợ, lão thấy có lỗi với con chó, lão cay đắng tủi hờn cho số kiếp cùng quẫn, lão xót thương cho con Vàng, xót thương cho chính lão, lão đã bán đi con vật mà lão yêu thương hơn chính mình, lão thấy cuộc đời lão không còn ý nghĩ gì nữa rồi…Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, làm sao chúng ta không khỏi day dứt khi đọc những câu văn: “… Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút … kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn…”. Giọng điệu của câu văn sau nghe chua chát quá.
Kiếp người như kiếp lão Hạc sung sướng ở chỗ nào? Lão sống thui thủi một mình trong căn nhà với con chó vàng, một kỷ vật mà con trai lão đã để lại trước khi bán mình cho đồn điền cao su ra đi biền biệt năm năm rồi không trở về. Dấu chấm lửng ở giữa câu là sự im lặng không lời, là những dấu lặng trong cung nhạc buồn của cuộc đời cay đắng xót xa, đọng lại trong lòng người đọc nỗi đau thân phận con người sao đắng cay đến thế! Cũng vì cái nghèo, không đủ tiền cưới vợ, anh con trai lão phẫn chí bỏ làng ra đi. Cái niềm an ủi mong manh còn lại của lão là con chó vàng , lão cũng không thể giữ được thì cuộc đời kia còn có nghĩa lý gì? Ngôn ngữ đặc biệt của dấu chấm lửng ấy là linh hồn của cả câu văn.
Đây là cả quá trình giằng xé của một tâm hồn lương thiện, một quá trình phân vân lựa chọn để tiến tới quyết định bán chó và khi đã dứt khoát bán chó rồi lão cảm thấy lương tâm cắn rứt.
Và có thể lí giãi nổi đau đớn tột cùng sau khi mất cậu Vàng chính là tình yêu thương lão dành cho con trai. Những tháng ngày con lão bỏ đi, không ngày nào, phút giây nào lão thôi nhớ con, thôi ân hận vì trách nhiệm làm cha của mình. Dù trong hoàn cảnh nào lão cũng quyết tâm giữ lại nguyên vẹn mảnh vườn và tiền tích góp hoa màu từ mảnh vườn cho con. Lão sợ mình sống, không còn gì để ăn, đói quá mà bán vườn của con, lão không thể sống mà làm điều đó, lão không thể là gánh nặng của con. Nỗi dằn vặt dữ dội của lão Hạc được nhà văn miêu tả với một tài nghệ đáng khâm phục. ngòi bút tinh tế len lõi vào những nỗi sâu kín của tâm can, trái tim cúi xuống với những người nông dân hiền lành, lương thiện, đau khổ Nam Cao đã lột tả chân thật những băn khoăn, dằn vặt, nghĩ ngợi, dày vò đến khốn khổ của lão Hạc. Để rồi ta nhận ra dẫu trong hoàn cảnh cùng quẩn, cực khổ, bi đát đến thế nào thì nó cũng không làm tê liệt cảm xúc, lòng trắc ẩn của con ngưởi, lão thương cậu Vàng, lão thương con trai rất mực. Đó là tình yêu vĩ đại, thiêng liêng cao cả, giàu đức hi sinh. “Còn có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu người đã thí mạng sống mình vì người khác”. Tình phụ tử cao đẹp, bất diệt ấy, chính là ý thức trách nhiệm lo cho con cái, thủy cung trước vong linh người vợ tào khang đã khuất. Quả là một nhân cách đẹp, một tâm hồn hết sức nhân hậu, vị tha, biết sống vì người khác, tự trọng.
Thế nhưng đớn đau thay, xã hội tàn ác, vô nhân đạo ấy đẫ đẩy lão vào bước đường cùng, không cho lão được sống tiếp, lão chỉ có thể lựa chon cho mình con đường duy nhất là chết đi. Khi đọc truyện, nhất là đoạn viết về cái chết, không ai có thể quên được cái chết bi thảm của lão Hạc: Lão đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ mới chết. Quả là một cái chết dữ dội, đầy thương tâm và ám ảnh của người ăn bả chó. Cái chết chứng tỏ lão vẫn còn khỏe, chưa phải già yếu đến kiệt sức, vật vã đến hai giờ mới chết hẳn.
Đấy là cái chết được chuẩn bị chu đáo “đây vào đấy”, một cái chết chạy trốn tương lai. Qua cái chết ấy, nhà văn đã bốc trần bộ mặt xấu xa, tàn ác, bốc lột của xà hội nửa thực dân nửa phong kiến đã đẩy người nông dân vào cảnh tối tăm, tuyệt vọng, bần cùng hóa. Còn gì đau đớn hơn khi chỉ có chết đi mới được thanh thản, chỉ có chết mới làm tròn trách nhiệm của một con người có đủ nhân phẩm trong sạch, chết là để được làm một con người đúng nghĩa như danh xưng của nó. Cái chết của lão Hạc vừa là sự giải thoát vừa là sự hi sinh, một sự hi sinh tàn khốc. Cái chết chứng tỏ sự bế tắc cùng cực của cuộc sống nghèo đói, của sự bốc lột thậm tệ, chết là để hi vọng vào tương lai của con và tin cậy vào lòng tốt ở đời, tin vào ông giáo, tin vào nhân dân. Cái chết ấy là tiếng bi thương, là hồi chuông giống lên cảnh tỉnh cho những ai đã, đang, sẽ, còn nhìn người nông dân với cái nhìn bề ngoài, hời hợt, vô cảm.
- Kịch bản Lão Hạc ngắn gọn
- Bức tranh hiện thực trong lão Hạc
- Nỗi khổ của lão Hạc
- Giá trị nào của văn học được thể hiện rõ nét ở đoạn trích lão Hạc
- Theo bản tính tiết nào giúp tạo nên sự kịch tính cho văn
Tóm lai, với ngòi bút tinh tế miêu tả tâm lí nhân vật tỉ mỉ, chân thật, sinh động, bút pháp hiện thực đặc sắc cùng với tấm lòng nhân đạo, tình yêu thương, sự cảm thông chia sẻ dành cho tầng lớp người nông dân nghèo khổ, dưới đáy xã hội, những người chịu nhiều đắng cay, bất hạnh Nam Cao đã chạm khắc được một tâm hồn cao thượng với nhiều phẩm chất cao quý, đáng kính trong một con người có bề ngoài tầm thường, không có gì đáng chú ý. Nam Cao đã kể chuyện lão Hạc với tất cả lời yêu thương, đằm thắm, thiết tha. Ông gọi tên lão Hạc một cách nâng niu, kính trọng. Đó chính là lí do mà độc giả trân quý tài năng và những giá trị nội dung thẩm mĩ mà tác phẩm Lão Hạc mang lại.