DECUONG.VN Chia Sẻ Cương Ôn Luyện Thi Các Lớp

I. Trong khi đọc

Chí Phèo chửi những ai? Tiếng chửi đó cho thấy điều gì ở Chí?

Ngôn ngữ trong phần (1) là lời nói của ai?

Chú ý những chi tiết tả ngoại hình của Chí Phèo?

Trong phần (2) Chí đã có những hành động như thế nào?

Những cử chỉ, hành động của Bá Kiến góp phần thể hiện đặc điểm tính cách của nhân vật này như thế nào?

Vì sao có sự thay đổi trong suy nghĩ và tâm trạng của Chí Phèo?.

Bà cô Thị Nở có thái độ như thế nào?

Dự đoán Chí phèo sẽ làm gì?

Lưu ý hành động của Chí phèo ở phần (5). Lý giải nguyên nhân hành động ấy?

Chú ý một số chi tiết đặc sắc trong phần kết thúc truyện?

Soạn bài Chí Phèo - Kết nối tri thức

* Trước khi đọc

Câu hỏi 1 (trang 23 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Thế nào là định kiến xã hội. Các định kiến xã hội có thể ảnh hưởng đến cá nhân và cộng đồng như thế nào?

Trả lời:

- Định kiến xã hội là những thái độ bao hàm sự đánh giá một chiều và sự đánh giá đó là tiêu cực đối với cá nhân khác hoặc nhóm khác tuỳ theo sự quy thuộc xã hội riêng của họ. Nói cách khác, định kiến là một loại phân biệt đối xử bao gồm hai thành tố chính là nhận thức và ứng xử.

- Các định kiến xã hội có thể làm thay đổi cuộc sống, số phận của một con người, đẩy họ vào đường cùng. Đối với cộng đồng, định kiến xã hội sẽ hình thành một lối sống kém văn minh, sẽ khiến cho cộng đồng bị thụt lùi về suy nghĩ cũng như cách sống.

Câu hỏi 2 (trang 23 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Có thể bạn đã từng nghe thấy người ta gọi tính cách hay cách ứng xử của một ai đó là “Chí Phèo”. Cách gọi ấy đã hàm ẩn sự đánh giá như thế nào đối với tính cách hay cách ứng xử này?

Trả lời:

Cách gọi “Chí Phèo” đã hàm ẩn tính cách và cách ứng xử của một người say rượu, chửi đổng và chuyên đi rạch mặt ăn vạ.

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc

1. Chú ý sự luân phiên của các điểm nhìn (điểm nhìn của người kể chuyện và nhân vật, điểm nhìn bên ngoài và bên trong).

Đoạn văn có sự thay đổi linh hoạt về điểm nhìn:

- Điểm nhìn của người kể chuyện:

+ Hắn vừa đi vừa chửi … cả làng Vũ Đại

+ Không ai lên tiếng cả … không ai biết …

- Điểm nhìn của dân làng Vũ Đại: Chắc nó trừ mình ra

- Điểm nhìn bên ngoài:

+ Hắn vừa đi vừa chửi … Không ai lên tiếng cả

+ Đã thế, hắn … không ai ra điều

+ Phải đấy … không ai biết.

- Điểm nhìn bên trong:

+ Tức thật … Tức chết đi được mất

+ Mẹ kiếp … nông nỗi này.

2. Vì sao Chí Phèo lại khiến dân làng Vũ Đại e sợ khi hắn mới từ nhà tù trở về làng?

Chí Phèo lại khiến dân làng Vũ Đại e sợ khi hắn mới từ nhà tù trở về làng vì:

- Trông như thằng săng đá.

- Trông rất gớm chết: cái đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm.

- Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng, phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế.

3. Người kể chuyện có hoàn toàn miêu tả cảnh Chí Phèo gây sự với người nhà bá Kiến chỉ từ điểm nhìn của mình?

Người kể chuyện có hoàn toàn miêu tả cảnh Chí Phèo gây sự với người nhà bá Kiến chỉ từ điểm nhìn của mình. Vì có sự tham gia của điểm nhìn nhân vật “Ôi! Cái gì thế này?” (Suy nghĩ của Chí Phèo).

4. Chú ý những chi tiết miêu tả cách “ứng phó” của bá Kiến đối với Chí Phèo và người nhà của mình.

Chi tiết miêu tả cách “ứng phó” của bá Kiến đối với Chí Phèo và người nhà của mình:

- Với Chí Phèo:

+ Hỏi thăm: Anh Chí ơi! Sao anh lại làm ra thế? Về bao giờ thế?

+ Mời vào nhà uống nước: Sao không vào tôi chơi? Đi vào nhà uống nước.

- Với người nhà:

+ Quát mấy bà vợ: Các bà đi vào trong nhà; đàn bà chỉ biết lôi thôi, biết gì?

+ Nháy mắt con một cái, quát: Lí Cường đâu! Tội mày đáng chết. Không bảo người nhà đun nước mau lên.

5. Những cảm giác, ấn tượng gì đánh dấu thời điểm bắt đầu diễn ra sự thay đổi bên trong con người Chí Phèo?

Những cảm giác, ấn tượng đánh dấu thời điểm bắt đầu diễn ra sự thay đổi bên trong con người Chí Phèo:

- Mở mắt thì trời đã sáng lâu

- Mặt trời chắc đã cao, nắng bên ngoài rực rỡ

- Tiếng chim ríu rít

- Bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài

- Lòng mơ hồ buồn, hắn hơi rùng mình, hắn sợ rượu

- Thấy tiếng chim hót vui vẻ, thấy tiếng người đi chợ

6. Điều gì ám ảnh Chí Phèo nhất khi nghĩ về cuộc đời của mình?

Chí Phèo trông thấy tuổi già của hắn, hắn ám ảnh nhất là sự cô độc khi nghĩ về cuộc đời mình.

7. Lòng trắc ẩn của thị Nở dành cho Chí Phèo được thể hiện qua ý nghĩ và hành động nào?

Lòng trắc ẩn của thị Nở dành cho Chí Phèo được thể hiện qua ý nghĩ và hành động:

- Thị nghĩ: cái thằng liều lĩnh ấy kể ra cũng đáng thương, còn gì đáng thương bằng đau ốm mà nằm còng queo một mình.

- Giá thử đêm qua không có thị thì hắn chết.

- Thị thấy như yêu hắn: đó là cái lòng yêu của một người làm ơn, nhưng cũng có cả lòng yêu của một người chịu ơn.

- Thị nghĩ: bỏ hắn lúc này thì cũng bạc, dù sao cũng ăn nằm với nhau như vợ chồng.

- Thị muốn gặp Chí Phèo, phải cho hắn ăn gì mới được.

- Thị nấu cháo hành cho Chí.

8. Người kể chuyện đặt điểm nhìn ở đâu khi miêu tả những cảm xúc của Chí Phèo lúc đón nhận bát cháo hành của thị Nở?

Người kể chuyện đặt điểm nhìn bên trong khi miêu tả những cảm xúc của Chí Phèo lúc đón nhận bát cháo hành của thị Nở:

- Hắn thấy ngạc nhiên, bâng khuâng.

- Hắn thấy vừa vui vừa buồn, và giống như thấy ăn năn.

- Hắn nhận ra những người suốt đời không ăn cháo hành, không biết rằng cháo rất ngon.

=> Miêu tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật.

9. Lời kể và điểm nhìn của người kể chuyện thể hiện thái độ như thế nào đối với Chí Phèo?

Thể hiện thái độ cảm thông và thương xót đối với Chí Phèo.

10. Lí do bà cô thị Nở dứt khoát không cho cháu mình đến với Chí Phèo có thỏa đáng không?

Lí do bà cô thị Nở dứt khoát không cho cháu mình đến với Chí Phèo:

- Bà nhục cho cha ông nhà bà

- Bà thấy chua xót, uất ức, đổ cái uất ức lên cháu à

- Bà thấy cháu mình đĩ

- Bà thấy ai đời ngoài ba mươi còn đi lấy chồng

- Ai lại đi lấy thằng rạch mặt ăn vạ

=> Những lí do bà cô đưa ra không thỏa đáng vì những định kiến xã hội.

11. Tại sao tâm trí của Chí Phèo lúc này lại bị ám ảnh bởi hơi cháo hành?

Tâm trí của Chí Phèo lúc này lại bị ám ảnh bởi hơi cháo hành vì: Thị Nỡ nghe lời bà cô đã từ chối Chí. Chí Phèo đang trên con đường hoàn lương lại bị đẩy xuống hố sâu tuyệt vọng. Hắn vừa nhớ thị nhưng cũng vừa hận thị.

12. Việc Chí Phèo tìm đến nhà bá Kiến có phải hoàn toàn do hắn đã say như nhận xét trước đó của người kể chuyện không?

Việc Chí Phèo tìm đến nhà bá Kiến không phải hoàn toàn do hắn đã say như nhận xét trước đó của người kể chuyện bởi: Chính Bá Kiến là người đã đẩy hắn vào tù, biến hắn từ người nông dân canh điền thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Điều đó đã gián tiếp gây ra sự việc thị Nở từ chối hắn.

13. Đây có phải là những lời của một kẻ say không?

- Tao không đến xin năm hào

- Tao đã bảo tao không đòi tiền

- Tao muốn làm người lương thiện

- Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không! Chỉ có một cách … biết không!... Chỉ còn một cách là … cái này! Biết không!...

=> Đây là nỗi lòng của Chí Phèo nên không phải là lời của một kẻ say.

14. Người kể chuyện có đưa ra lời bình luận hay đánh giá nào của mình về sự việc xảy ra ở làng Vũ Đại không?

Người kể chuyện không đưa ra lời bình luận hay đánh giá nào của mình về sự việc xảy ra ở làng Vũ Đại.

15. Ý nghĩa của hình ảnh cái lò gạch cũ là gì?

- Tả thực: Là hình ảnh của một chiếc lò nung gạch cũ, bị bỏ hoang vì không còn giá trị sử dụng. Là nơi Chí Phèo bị mẹ ruột vứt bỏ từ khi mới được sinh ra.

- Biểu tượng:

+ Gợi ra vòng luẩn quẩn của bi kịch Chí Phèo, bi kịch của những kiếp người khốn khổ bị áp bức, chà đạp và tước đi quyền được sống, được hạnh phúc.

+ “Bi kịch Chí Phèo” không phải là bi kịch của một cá nhân riêng biệt mà là một hiện tượng phổ biến mang tính quy luật trong xã hội xưa.

Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 35, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Tóm tắt cốt truyện Chí Phèo theo trình tự thời gian cuộc đời nhân vật. Hãy đánh giá hiệu quả của việc phá vỡ trình tự này trong mạch trần thuật của tác phẩm.

 

Phương pháp giải:

Đọc kỹ tác phẩm, xác định trình tự diễn ra của sự việc. 

 

Lời giải chi tiết:

 - Tóm tắt cốt truyện Chí Phèo: Chí Phèo là đứa trẻ bị bỏ rơi, được người dân làng Vũ Đại cưu mang, đến năm 18 tuổi, hắn đi làm thuê cho nhà bá Kiến. Vì vợ bá Kiến thường gọi Chí Phèo vào xoa bóp, bá Kiến ghen, đổ tội rồi bắt Chí Phèo đi tù. Bi kịch của Chí Phèo bắt đầu từ đây. Hắn ra tù, trở về làng với một con người hoàn toàn khác và trở thành con quỷ của làng Vũ Đại. Hắn đến nhà bá Kiến ăn vạ với kẻ đã cho hắn vào tù. Bá Kiến xoa dịu hắn và biến hắn trở thành tay sai cho mình. Chí Phèo gặp gỡ và yêu thị Nở, con đường hoàn lương của hắn mở ra. Nhưng rồi vì bà cô can ngăn, thị Nở đòi chia tay hắn, đồng nghĩa với việc dập tắt hy vọng trong Chí Phèo. Chẳng còn ai trên đời này quan tâm đến mình, hắn muốn đến tìm kẻ đầu sỏ của mọi chuyện là bá Kiến. Hắn giết bá Kiến và cũng tự kết liễu đời mình. Thị Nở thấy vậy liền nghĩ về cái lò gạch – nơi Chí Phèo được người ta tìm thấy mang về nuôi. 

- Đánh giá hiệu quả của việc phá vỡ trình tự này trong mạch trần thuật của tác phẩm: việc phá vỡ trình tự này trong mạch trần thuật nhằm nhấn mạnh 2 diễn biến lớn trong cuộc đời của Chí Phèo đó là làm con quỷ làng Vũ Đại và quá trình hoàn lương muốn trở lại làm người bình thường của Chí Phèo. Từ đó, tác giả muốn khẳng định dù trong bất cứ hoàn cảnh cảnh nào, con người vẫn luôn giữ được bản tính lương thiện vốn có và ông luôn đặt niềm tin vào nhân cách của con người.  

Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 35, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Phân loại điểm nhìn trần thuật trong đoạn mở đầu theo các bình diện: điểm nhìn của người kể chuyện/ điểm nhìn của nhân vật (Chí Phèo, dân làng Vũ Đại); điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên trong. Nhận xét về tương quan và sự dịch chuyển giữa các điểm nhìn này, qua đó, chỉ ra những nét đặc sắc trong cách Nam Cao mở đầu câu chuyện.

Phương pháp giải:

Chú ý vào lời văn của tác giả khi miêu tả diễn biến tâm lý của truyện.

Lời giải chi tiết:

* Phân loại điểm nhìn trần thuật trong đoạn mở đầu theo các bình diện: điểm nhìn của người kể chuyện/ điểm nhìn của nhân vật (Chí Phèo, dân làng Vũ Đại); điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên trong:

- Điểm nhìn bên ngoài (điểm nhìn kể chuyện): được hiểu là lời kể của tác giả với vai trò là người chứng kiến, hiểu rõ toàn bộ câu chuyện dưới cái nhìn trực diện, khách quan, diễn tả sự việc diễn ra một cách chân thực, giúp người đọc hiểu được diễn biến của câu chuyện.

- Điểm nhìn bên trong (điểm nhìn của nhân vật): tác giả đóng vai thành các nhân vật trong truyện, đưa ra quan điểm, phán xét của mình về mỗi sự việc trong truyện qua những câu cảm thán, những lời bàn tán, bình phẩm. Từ đó làm nổi bật lên góc nhìn đa chiều, đa dạng bởi đan xen những cung bậc cảm xúc khác nhau của những người trong cuộc và giúp người đọc hiểu hơn về tuyến tính của mỗi nhân vật. 

* Nhận xét về tương quan và sự dịch chuyển giữa các điểm nhìn này

Tác giả sử dụng lối kể chuyện rất độc đáo bằng việc dịch chuyển linh hoạt giữa các điểm nhìn, từ người kể chuyện chuyển sang lời kể của nhân vật một cách độc đáo, tài tình.  Với nhân vật Chí Phèo, mở đầu truyện ngắn là cái nhìn trần thuật của người kể chuyện. Sau đó, với hình thức lời nửa trực tiếp, điểm nhìn của chủ thể trần thuật lại hóa thân vào điểm nhìn của Chí Phèo: “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi…” Trong phần đầu của “Chí Phèo” cũng xuất hiện dày đặc kiểu lời nói nửa trực tiếp như thế. Hình thức này cho phép chủ thể trần thuật di chuyển điểm nhìn rất linh hoạt, đồng thời với kiểu độc thoại nội tâm, chủ thể trần thuật có điều kiện soi chiếu vào những mảng tâm trạng sâu kín nhất của nhân vật. Để từ đó, giúp người đọc hiểu rõ hơn về từng nhân vật trong tác phẩm. 

Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 35, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo vào buổi sáng sau cuộc gặp gỡ với thị Nở đêm trước. Theo bạn, nhân tố nào mang tính quyết định đối với quá trình hồi sinh nhân tính của nhân vật? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ đoạn từ “Khi Chí Phèo mở mắt thì trời… Hắn thấy lòng rất vui” 

Lời giải chi tiết:

- Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo vào buổi sáng sau cuộc gặp gỡ với thị Nở đêm trước

+ Hắn nghe thấy tiếng chim ríu rít bên ngoài

+ Hắn nhận ra cái lều ẩm thấp vẫn mới chỉ hơi lờ mở. Chưa bao giờ hắn nhận thấy thế bởi chưa bao giờ hết say.

+ Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài.

+ Nghĩ đến rượu hắn thấy hơi rùng mình

+ Hắn nghe thấy tiếng chim hót ngoài kia vui quá. Nghe thấy tiếng cười nói của người đi chợ, tiếng gõ mái chèo… Chao ôi là buồn!

+ Hắn nghĩ về ao ước của mình trước kia, từng mong muốn có một gia đình nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải… 

+ Rồi hắn lại thấy mình già rồi mà vẫn cô độc, tự thấy buồn cho đời…

→ Từ một tên nát rượu, Chí Phèo dần tìm lại được chính mình trong ngọn lửa tình yêu nhen nhóm. Hắn nhận thấy cuộc sống xung quanh thật tươi đẹp, cái mà dường như rất lâu rồi hắn chưa hề được cảm nhận. Hắn nghĩ ngợi về cuộc đời, về tương lai rồi lại thấy buồn cho đời mình đã bỏ lỡ, phí hoài bao nhiêu thứ. Suy nghĩ này đã đánh dấu quá trình hoàn lương của Chí Phèo đang thực sự diễn ra, hắn thật sự đang quay trở lại làm người.

- Theo em, nhân tố mang tính quyết định đối với quá trình hồi sinh nhân tính của nhân vật chính là tình cảm của thị Nở dành cho hắn. Chính sự quan tâm của thị mà tiêu biểu là hình ảnh bát cháo hành giản dị đã thúc đẩy quá trình hồi sinh nhân tính bên trong con người Chí Phèo. Tình cảm con người đã cảm hóa một con người khác, sự quan tâm chưa từng được cảm nhận hóa ra lại hạnh phúc, tuyệt vời đến thế. Vì vậy, hắn càng cảm thấy trân trọng, thấy mình cần phải làm gì để đáp lại tình cảm đó bởi hắn muốn níu giữ tình cảm này và muốn nó phát triển nó, tạo dựng một hạnh phúc hoàn chỉnh. 

Phương pháp giải:

Đọc kỹ đoạn từ “Thị nghe thấy thế mà lộn ruột… đi chúng định làm.”

Lời giải chi tiết:

- Phản ứng tâm lý và hành động của Chí Phèo sau khi bị thị Nở từ chối chung sống

+ Hắn đang chìm đắm trong tình yêu, nghĩ về một tương lai tươi sáng cho cả hai và tự thấy vui trong mình.

+ Thị Nở đột nhiên đến, chửi vào mặt hắn, hắn nghĩ ngợi một tí rồi hình như hiểu ra. Hắn bỗng ngẩn người → cảm giác hụt hẫng khi bị từ chối

+ Thoáng một cái, hắn lại như hít thấy hơi cháo hành 

+ Thị bỏ về, hắn sửng sốt, đứng lên gọi lại. Hắn đuổi theo thị, nắm lấy tay. Thị gạt ra, lại giúi thêm cho một cái. Hắn lăn khoèo xuống sân. 

→ Hắn muốn níu kéo, muốn giữ lại niềm hạnh phúc mới được nhen nhóm của mình. 

+ Hắn nhặt một hòn đá, toan đập đầu. Hắn nghĩ: đập đầu ở đây chỉ thiệt; đập đầu ở đây, để mà nằm ăn vạ ai?...

+ Hắn muốn đến đâm chết con khọm già nhà nó… Muốn đập đầu, phải uống thật say, uống thêm chai nữa. Và hắn uống. Nhưng càng uống càng tỉnh ra. Hắn vậy mà cứ thẳng lối đến nhà bá Kiến. 

→ Dường như Chí Phèo đã tỉnh táo, hắn tự ý thức được bản thân muốn ăn vạ phải đến nhà chính chủ. Nhưng rồi dường như hắn hiểu được nguồn cơn, ai mới chính là nguyên nhân chính của chuyện này, phải, là bá Kiến – kẻ đã biến hắn từ một người lương thiện thành con quỷ của làng Vũ Đại. Với suy nghĩ ấy, hắn đã đến thẳng nhà bá Kiến để đòi lại công đạo cho chính bản thân mình. 

 - Người kể chuyện có đưa ra những phán đoán đáng tin cậy để người đọc hiểu được tâm lí và hành động của nhân vật bởi theo mạch suy nghĩ của Chí Phèo, ta có thể hiểu hắn đã tỉnh táo và hiểu ra mọi chuyện. Hắn biết nguồn cơn của mọi chuyện đến từ ai và phải đi tìm kẻ đầu sỏ đó. 

Xem thêm  

Cách 2

Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 35, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Người kể chuyện bộc lộ thái độ như thế nào đối với Chí Phèo và thị Nở qua hệ thống điểm nhìn và lời kể. 

Phương pháp giải:

Dựa vào lối hành văn của tác giả khi nói về thị Nở và Chí Phèo.

Lời giải chi tiết:

Người kể không hề bộc lộ thái độ khinh miệt hay kì thị đối với Chí Phèo và thị Nở dù cả hai đều không phải là người hoàn hảo. Người kể chuyện đã đặt mình và vị trí của nhân vật, nói lên tâm tư, nguyện vọng của họ. Chí Phèo thì muốn quay lại làm người lương thiện, muốn có cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Thị Nở thì khát khao hạnh phúc dù xấu xí và đã quá tuổi lấy chồng. Tất cả đều thể hiện sự tôn trọng đối với mỗi nhân vật qua lăng kính khách quan, những đánh giá chân thực của tác giả để từ đó lột tả được hết những tính cách tốt đẹp của hai nhân vật này. 

Baitap24h.com

Shopacgame.vn

@if (!string.IsNullOrEmpty(Model.UrlShopee)) {
}