DECUONG.VN Chia Sẻ Cương Ôn Luyện Thi Các Lớp

Đề cương ôn thi môn Ngữ văn lớp 11 học kì 1 năm 2022 - 2023 là tài liệu cực kì hữu ích giới hạn các kiến thức trọng tâm, cấu trúc đề thi và ma trận đề thi học kì 1 môn Văn 11. Đề cương Ngữ văn lớp 11 học kì 1 bao gồm ma trận đề thi, cấu trúc đề kèm theo tóm tắt toàn bộ kiến thức trọng tâm về đọc hiểu, phần tiếng việt và phần tập làm văn trong chương trình Văn 11 học kì 1

Tổng hợp tài liệu ôn thi học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2022

ÔN TẬP NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

PHẦN I: KIẾN THỨC CƠ BẢN

TỰ TÌNH

- Hồ Xuân Hương -

A. ÔN TẬP KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nữ tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam, được mệnh danh là “bà chúa thơ nôm”. Bà là một “thiên tài kì nữ” nhưng cuộc đời đầy éo le, bất hạnh.

Thơ Hồ Xuân Hương là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà vẫn rất trữ tình. Một trong những bài thơ tiêu biểu viết về tâm trạng, nỗi niềm của người phụ nữ trước duyên phận, cuộc đời mình là “Tự tình” (II).

II. Khái quát về bài thơ

“Tự tình” (II) là bài thơ thuộc chùm thơ “Tự tình” gồm ba bài của bà. Đây là chùm thơ nữ sĩ viết để tự kể nỗi lòng, tâm tình của mình. Tác phẩm được viết bằng chữ Nôm, làm theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật với bố cục bốn phần: đề, thực, luận, kết.

Bài thơ thể hiện thái độ, tâm trạng vừa đau đớn, vừa phẫn uất trước thực tại đau buồn, tuy vậy, bà vẫn gắng gượng vươn lên, nhưng rồi vẫn rơi vào bi kịch. Dựa vào nội dung bài thơ, ta có thể đoán bài thơ được sáng tác khi bà đã gặp phải những éo le, bất hạnh trong tình duyên.

III. Nội dung, nghệ thuật bài thơ:

1. Hai câu đề:

a. Nghệ thuật:

Câu 1: Khắc họa thời gian nghệ thuật: “đêm khuya”; từ láy “văng vẳng”; nghệ thuật lấy động
tả tĩnh.

Câu 2: Đảo ngữ nhấn mạnh từ “trơ”; kết hợp từ độc đáo “cái hồng nhan”; đối lập cái cá nhân nhỏ bé với cái rộng lớn (“cái hồng nhan” đối với “nước non”).

b. Nội dung: Bối cảnh không gian, thời gian và tâm trạng cô đơn, buồn tủi, bẽ bàng về
| duyên phận của nhân vật trữ tình.

2. Hai câu thực:

a. Nghệ thuật: Phép đối (câu 3 với câu 4); cụm từ “say lại tỉnh”; nghệ thuật tả cảnh ngụ
tình (sự tương quan giữa hình ảnh vầng trăng và thân phận nữ sĩ). b. Nội dung: Gợi lên hình ảnh người phụ nữ trong đêm khuya vắng lặng với bao xót xa, cay đắng, với nỗi chán chường, đau đớn, ê chề.

3. Hai câu luận:

a. Nghệ thuật: Phép đối (câu 5 với câu 6); phép đảo; động từ mạnh (“xiên ngang”, “đâm
| toạc”); nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

b. Nội dung: cảnh thiên nhiên trong cảm nhận của người mang sẵn nỗi niềm phẫn uất
và sự bộc lộ cá tính, bản lĩnh không cam chịu, như muốn thách thức số phận của Hồ
Xuân Hương.

4. Hai câu kết:

a. Nghệ thuật: Ngôn ngữ đời thường giản dị, tự nhiên; lặp từ; nghệ thuật tăng tiến. b. Nội dung: Tâm trạng chán chường, buồn tủi mà cháy bỏng khát vọng hạnh phúc - cũng là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

5. Nghệ thuật cả bài thơ: Sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn; tả cảnh ngụ tình; phép đối, đảo;
đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ.

IV. Ý nghĩa văn bản

Bản lĩnh Hồ Xuân Hương được thể hiện qua tâm trạng đầy bi kịch : vừa buồn tủi, phẫn uất trước tình cảnh éo le, vừa cháy bỏng khao khát được sống hạnh phúc.

Tham gia group xem thêm nhiều tài liệu khác

B. LUYỆN TẬP

Dựa vào kiến thức cơ bản và phương pháp làm bài nghị luận văn học về bài thơ, đoạn thơ, học sinh luyện tập với đề sau:

Đề 1. Phân tích bài thơ “Tự tình” (II) của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

Đề 2. Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình trong bài thơ “Tự tình” (II) của nữ sĩ Hồ Xuân

Tìm hiểu đề

1. Dạng đề : Phân tích một bài thơ.

2. Yêu cầu của đề:

- Yêu cầu về nội dung : Làm rõ nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

- Yêu cầu về thao tác: Phân tích là thao tác chính, cần kết hợp các thao tác khác như: chứng minh, bình luận, so sánh...

- Yêu cầu về tư liệu : Tư liệu chính là những câu thơ trong bài thơ đã cho, tư liệu có liên quan
để bổ sung cho ý phân tích.

Lập dàn ý

Mở bài: Giới thiệu tác giả Hồ Xuân Hương, dẫn vào bài thơ “Tự tình” (II). Nêu vấn đề: Bài thơ có giá trị sâu sắc về nội dung và nghệ thuật, trích bài thơ.

Thân bài:

1. Khái quát: Nêu xuất xứ, thể loại, hoàn cảnh sáng tác, bố cục bài thơ, nội dung chính của bài
tho.

2. Phân tích nội dung, nghệ thuật bài thơ : Các ý chính cần phân tích

a. Hai câu đề:

* Phân tích:

- Câu 1: Khắc họa thời gian nghệ thuật : “đêm khuya”; từ láy “văng vẳng”, nghệ thuật lấy động tả tĩnh.

Câu 2: Đảo ngữ nhấn mạnh từ “trơ”; kết hợp từ độc đáo “cái hồng nhan”; đối lập cái cá nhân nhỏ bé với cái rộng lớn (cái hồng nhan” đối với nước non”).

* Làm rõ : Bối cảnh không gian, thời gian và tâm trạng cô đơn, buồn tủi, bẽ bàng về
duyên phận của nhân vật trữ tình.

b. Hai câu thực:

* Phân tích : Phép đối (câu 3 với câu 4); cụm từ “say lại tỉnh”; nghệ thuật tả cảnh ngụ tình (sự tương quan giữa hình ảnh vầng trăng và thân phận nữ sĩ).

* Làm rõ : Gợi lên hình ảnh người phụ nữ trong đêm khuya vắng lặng với bao xót xa, cay đắng, với nỗi chán chường, đau đớn, ê chề.

c. Hai câu luận:

* Phân tích : Phép đối (câu 5 với câu 6); phép đảo; động từ mạnh (“xiên ngang”, “đâm toạc”); nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

* Làm rõ : cảnh thiên nhiên trong cảm nhận của người mang sẵn nỗi niềm phẫn uất và sự bộc lộ cá tính, bản lĩnh không cam chịu, như muốn thách thức số phận của Hồ Xuân
Hương.

d. Hai câu kết:

* Phân tích : Ngôn ngữ đời thường giản dị, tự nhiên; lặp từ; nghệ thuật tăng tiến.

* Làm rõ : Tâm trạng chán chường, buồn tủi mà cháy bỏng khát vọng hạnh phúc – cũng
là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

e. Nghệ thuật cả bài thơ:

Sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn; tả cảnh ngụ tình; phép đối, đảo; đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ.

Kết bài: Kết luận về nội dung, nghệ thuật và nêu ý nghĩa bài thơ.

Bài viết

Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nữ tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam, được mệnh danh là “bà chúa thơ nôm”. Bà là một “thiên tài kì nữ” nhưng cuộc đời đầy éo le, bất hạnh. Thơ Hồ Xuân Hương là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà vẫn rất trữ tình. Một trong những bài thơ tiêu biểu viết về tâm trạng, nỗi niềm của người phụ nữ trước duyên phận, cuộc đời mình là “Tự tình” (II). Bài thơ có giá trị sâu sắc về nội dung và nghệ thuật:

(Ghi nguyên văn bài thơ)

“Tự tình” (II) là bài thơ thuộc chùm thơ “Tự tình” gồm ba bài của bà. Đây là chùm thơ nữ sĩ viết để tự kể nỗi lòng, tâm tình của mình. Tác phẩm được viết bằng chữ Nôm, làm theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật với bố cục bốn phần: đề, thực, luận, kết.

Bài thơ thể hiện thái độ, tâm trạng vừa đau đớn, vừa phẫn uất trước thực tại đau buồn, tuy vậy, bà vẫn gắng gượng vươn lên, nhưng rồi vẫn rơi vào bi kịch. Dựa vào nội dung bài thơ, ta có thể đoán bài thơ được sáng tác khi bà đã gặp phải những éo le, bất hạnh trong tình duyên.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh người phụ nữ không ngủ, một mình ngồi giữa đêm khuya:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trợ cái hồng nhan với nước non.”

Giữa đêm khuya, người phụ nữ thao thức không ngủ được và nàng nghe âm thanh tiếng trống canh dồn dập. “Đêm khuya” là thời gian của hạnh phúc lứa đôi, của sum họp gia đình, vậy mà ở đây, trớ trêu thay, người phụ nữ lại đơn độc một mình. Nàng cô đơn quá nên thao thức không ngủ, nàng nghe âm thanh tiếng trống canh “văng vẳng”.

Từ láy này miêu tả âm thanh từ xa vọng lại. Với nghệ thuật lấy động tả tĩnh, người đọc cảm nhận được không gian đêm khuya tĩnh lặng, im lìm và người phụ nữ thật cô đơn, tội nghiệp. Trong xã hội xưa, tiếng trống canh là âm thanh dùngbáo...Xem thêm

Dowload File PDF

Nguồn: Decuong.vn

@if (!string.IsNullOrEmpty(Model.UrlShopee)) {
}