DECUONG.VN Chia Sẻ Cương Ôn Luyện Thi Các Lớp

Biện pháp tu từ được hiểu như nào?

Biện pháp tu từ là một trong những biện pháp nghệ thuật hay đươc sử dụng trong các tác phẩm văn học. Nhờ việc sử dụng các biện pháp tu từ, tác giả có thể dễ dàng hơn trong việc truyền đạt suy nghĩ, cảm xúc về mỗi sự vật, sự việc đến bạn đọc một cách dễ dàng và sinh động hơn.

Biện pháp tu từ là biện pháp đươc sử dụng phổ biến trong văn hoc cũng như cuộc sống hàng ngày. Biên pháp tu từ là cách sử dung ngôn ngữ theo một cách đặc biêt ở môt đơn vi ngôn ngữ (về từ, câu, văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt, đồng thời góp phần gây ấn tương với người đối diện, người đọc về nội dung mình muốn truyền đạt.

Tác dụng cùa biện pháp tu từ 

Biện pháp tu từ có vai trò đặc biệt trong các văn bản nghệ thuật. Việc sử dụng biện pháp tu từ giúp hình ảnh, sự vật, sự việc được hình dung mộ cách rõ ràng, sinh động hơn. Mỗi loại biện pháp tu từ khác nhau sẽ mang đến những tác dụng khác nhau khi tác giả sử dung. Ví dụ như biện pháp so sánh góp phần làm nổi bât sự vật, sự việc mà tác giả muốn biểu đat, biện pháp nhân hóa giúp thể hiện suy nghĩ, tình cảm của con người một cách gần gũi, biện pháp nói giảm nói tránh góp phần diễn đạt môt cách tế nhi hơn tránh khỏi cảm giác đau buồn, mất mát, nặng nề...

Khi sử dụng biện pháp tu từ thay thế cho việc sử dụng từ ngữ thông thường luôn là sự lựa chọn khi viết môt tác phẩm văn học hay mong muốn thể hiện cảm xúc của mình một cách không trực tiếp. Đồng thời khi sử dụng các biên pháp tu từ một cách linh hoạt giúp cho tác giả tạo ấn tượng rõ nét cho tác phẩm và văn phong của mình

Trong tiếng việt việc sử dụng biện pháp tu từ rất đa dạng. Trong các tác phẩm văn học việc sử dung nhiều biện pháp tu từ góp phần minh họa chi tiết , tăng sức tưởng tượng cho người đọc, góp phần thu hút người đọc chú ý đến tác phẩm và mở ra những liên tưởng mới mẻ. Trong một đoạn văn, bạn hoàn toàn có thể sử dụng nhiều biện pháp tu từ, không có sự giới han, tao điều kiện to lớn cho tác gỉa thỏa sức sáng tạo, liên tưởng, tạo nên dấu ấn riêng của mình trong tác phẩm.

Như vậy, khi sủ dụng biện pháp tu từ trong các tác phẩm văn học hoặc trong lời nói, tạo nên sức hút hơn trong việc biểu đạt suy nghĩ và cảm xúc của tác giả hơn so với việc sủ dụng từ ngữ thông thường.

Các loại biện pháp tu từ

Có hai loại biện pháp tu từ chính, đó là:

- Biện pháp tu từ từ vựng:

  • Biện pháp so sánh;
  • biện pháp ẩn dụ;
  • Biện pháp hoán dụ;
  • Biện pháp nhân hóa;
  • Biện pháp điệp ngữ;
  • Biện pháp nói giảm - nói tránh;
  • Biện pháp nói quá;
  • Biện pháp liệt kê;
  • Biện pháp chơi chữ.

- Biện pháp tu từ cú pháp:

  • Đảo ngữ;
  • Điệp cấu trúc;
  • Chêm xen;
  • Câu hỏi tu từ;
  • Phép đối.

Ngoài ra còn có một số biện pháp tu từ khác.

Phân biệt các loại biện pháp tu từ

1. So sánh

– Khái niệm: so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được nhắc tới, khiến cho câu văn thêm phần sinh động, gây hứng thú với người đọc

– Dấu hiệu nhận biết: Có các từ ngữ so sánh: “là”, “như”, “bao nhiêu…bấy nhiêu”. Tuy nhiên, các em nên lưu ý một số trường hợp, từ ngữ so sánh bị ẩn đi.

Ví dụ:

+ Trẻ em như búp trên cành

+ Người ta  hoa đất

+ “Trường Sơn: chí lớn ông cha

    Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”

2. Nhân hóa

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ,… vốn dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật,…

– Tác dụng: Làm cho sự vật, đồ vật, cây cối trở nên gần gũi, sinh động, thân thiết với con người hơn

– Dấu hiệu nhận biết: Các từ chỉ hoạt động, tên gọi của con người: ngửi, chơi, sà, anh, chị,…

Ví dụ:

+ “ Chị ong nâu nâu nâu nâu/ chị bay đi đâu đi đâu”

+ Heo hút cồn mây súng ngửi trời

3. Ẩn dụ

– Khái niệm: Ẩn dụ là phương thức biểu đạt gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

– Dấu hiệu nhận biết: Các sự vật dùng để ẩn dụ có nét tương đồng với nhau

Ví dụ: Người cha mái tóc bạc/ đốt lửa cho anh nằm/ rồi Bác đi dém chăn/ từng người từng người một”

⇒ Người cha, Bác chính là: Hồ Chí Minh

4. Hoán dụ

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

– Dấu hiệu nhận biết: Đọc kĩ khái niệm

Ví dụ: “Áo nâu cùng với áo xanhNông thôn cùng với thành thị đứng lên”

⇒ Áo nâu đại diện cho người nông dân của vùng nông thôn, áo xanh đại diện cho giai cấp công nhân của thành thị

5. Nói quá

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật, hiện tượng

– Tác dụng: Giúp hiện tượng, sự vật miêu tả được nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm

– Dấu hiệu nhận biết: Những từ ngữ cường điệu, khoa trương, phóng đại so với thực tế

Ví dụ:  “Lỗ mũi mười tám gánh lông/ chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho”.

6. Nói giảm nói tránh

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển

– Tác dụng: Tránh gây cảm giác đau thương, ghê sợ nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự

– Dấu hiệu nhận biết: Các từ ngữ diễn đạt tế nhị, tránh nghĩa thông thường của nó:

Ví dụ: “Bác đã đi rồi sao Bác ơi/ Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời”

⇒ Ở 2 câu thơ này từ “đi” đã được sử dụng thay cho từ “chết” để tránh cảm giác đau thương mất mát cho người dân Việt Nam.

7. Điệp từ, điệp ngữ

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ

– Tác dụng: Làm tăng cường hiệu quả diễn đạt như nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc, vần điệu cho câu thơ, câu văn.

– Dấu hiệu nhận biết: Các từ ngữ được lặp lại nhiều lần trong đoạn văn, thơ

– Lưu ý: Phân biệt với lỗi lặp từ

Ví dụ: “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”

⇒ Từ “giữ” được nhắc lại 4 lần nhằm nhấn mạnh vai trò của tre trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc.

8. Chơi chữ

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ sử dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ

– Tác dụng: Tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn và thú vị

Ví dụ: “Mênh mông muôn mẫu màu mưa/ mỏi mắt miên man mãi mịt mờ”

Lưu ý: Ẩn dụ và hoán dụ là 2 biện pháp tu từ học sinh hay nhầm lẫn nhất:

+ Ẩn dụ: So sánh ngầm 2 sự vật, hiện tượng có tính chất tương đồng nhau với hiệu quả tạo ra nghĩa bóng so với nghĩa gốc của nó

+ Hoán dụ: Lấy một sự vật, hiện tượng ngầm để chỉ cái lớn lao hơn

Bài tập

Câu 1

Câu 1 (trang 41, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Xác định biện pháp tu từ trong văn bản 1, 2 và nêu tác dụng của chúng.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ các văn bản và chỉ ra biện pháp tu từ

Lời giải chi tiết:

- Biện pháp tu từ trong văn bản 1 và 2 là biện pháp nói quá

- Tác dụng: phóng đại tính chất của sự việc nhằm tăng sức biểu cảm, nhấn mạnh vấn đề và gây ấn tượng cho người đọc.

Câu 2

Câu 2 (trang 41, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Nêu bài học mà em rút ra được từ văn bản 3

Phương pháp giải:

Đọc và rút ra bài học ý nghĩa

Lời giải chi tiết:

Bài học em rút ra được ở văn bản 3 là: Bài học về sự khoe khoang

- Lời tự khoe của trăng hay đèn đều đáng ngờ vì cả hai đều có những hạn chế của mình khi đối mặt với thử thách (mây che, gió thổi)

- Trăng chỉ sáng tỏ khi bầu trời không mây, đèn chỉ đủ sáng trong căn phòng không gió hoặc được che chắn cẩn thận

=> Tác giả muốn mượn hình ảnh của trăng, đèn, gió để nói về thái độ và cách ứng xử của con người trong cuộc sống. Mỗi người đều có những năng lực và thế mạnh riêng, ta không nên khoe khoang, so bì, cho mình là giỏi hơn và coi thường người khác vì mỗi người có điểm mạnh ở từng lĩnh vực khác nhau, có người này, người kia.

Câu 3

Câu 3 (trang 41, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Theo em, mục đích sáng tác ba văn bản trên có gì giống với mục đích sáng tác các truyện ngụ ngôn?

Phương pháp giải:

So sánh mục đích của truyện ngụ ngôn với ba văn bản này để tìm ra điểm giống nhau

Lời giải chi tiết:

- Mục đích sáng tác ba văn bản trên giống với mục đích sáng tác các truyện ngụ ngôn ở chỗ đều giàu tính triết lí, các bài học thường được gợi ra từ một tình huống, một sự việc nào đó.

Câu 6 (trang 55 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Xác định biện pháp tu từ trong những câu sau và nêu tác dụng của biện pháp ấy:

a. Tôi nâng chiếc bánh khúc lên như nâng một báu vật.

b. Nhưng có lẽ là tôi không thể nào bỏ đi cho dù là một hạt xôi nếp đẹp như một hạt ngọc và ngậy thơm làm vỏ dính trên chiếc bánh được.

(Nguyễn Quang Thiếu, Tôi khóc những cảnh đồng rau khúc)

Trả lời:

a. Biện pháp so sánh: chiếc bánh khúc – báu vật

→ Thể hiện sự trân quý, coi trọng chiếc bánh của tác giả, đối với tác giả giá trị của chiếc bánh không khác gì với báu vật.

b. Biện pháp tu từ so sánh: hạt xôi nếp – hạt ngọc

→ Nhấn mạnh vẻ đẹp của hạt xôi nếp, qua đó tác giả muốn nhấn mạnh vẻ đẹp văn hóa ẩm thực từ những món ăn bình dị.

Baitap24h.com

Shopacgame.vn

@if (!string.IsNullOrEmpty(Model.UrlShopee)) {
}