DECUONG.VN Chia Sẻ Cương Ôn Luyện Thi Các Lớp

Để viết được một bài văn trọn vẹn và hấp dẫn người đọc, gây ấn tượng với người chấm thì học sinh cần rèn cách viết kết bài sao cho đúng ý và hay. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây/

Công thức 1

Khép lại trang văn/trang thơ đó, người đọc có lẽ vẫn còn nhiều cảm xúc. Có thể khẳng định rằng, nhà văn/nhà thơ A đã sáng tác ra một tác phẩm bất hủ của thời đại. Và cho đến ngày hôm nay, tác phẩm B vẫn còn nguyên giá trị.

Công thức 2

Tác phẩm B có lẽ đã trở thành bức tranh đẹp nhất mà nhà thơ/nhà văn A đã vẽ được trong sự nghiệp của mình. Và dù ở quá khứ, hiện tai hay đến tương lai, thì những giá trị mà tác phẩm B gửi gắm sẽ vẫn còn nguyên.

Công thức 3

Viết về (đề tài) có rất nhiều tác giả đã thử sức. Nhưng có lẽ tác phẩm B của nhà văn/nhà thơ A là tiêu biểu hơn cả. Không chỉ bởi giá trị nội dung, mà còn cả trong nghệ thuật, tác phẩm B đã tạo ra một mảnh ghép độc đáo nhất.

Công thức 4

Mỗi tác phẩm là một mảnh ghép tạo nên một bức tranh muôn màu sắc. Và tác phẩm B của nhà văn/nhà thơ A cũng vậy. Và tin chắc, tác phẩm này sẽ vượt qua mọi khoảng cách về thời gian, không gian và sống mãi với muôn đời.

Công thức 5

Qua tác phẩm A, nhà văn/nhà thơ B đã khắc họa được hình tượng C. Qua hình tượng này, người đọc đã hiểu hơn về vấn đề D. Từ đó có thể khẳng định những giá trị to lớn của tác phẩm A.

Công thức 6

M. Gorki đã từng khẳng định: “Văn học là nhân học”. Đến với tác phẩm A, nhà văn B đã giúp người đọc thấy được những giá trị nhân đạo sâu sắc. Cùng với (nghệ thuật tiêu biểu), tác phẩm A vẫn còn tồn tại nguyên vẹn với thời gian.

Công thức 7

Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã từng viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Và đến với tác phẩm A, tác giả B đã khơi dậy trong lòng độc giả những tình cảm C. Qua đó, người đọc thêm yêu thương và trân trọng cuộc sống hiện tại.

Công thức 8

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Với tác phẩm A, nhà văn B đã sử dụng ngòi bút của mình để chiến đấu với kẻ thù. Hình tượng C sẽ còn sống mãi trong lòng người đọc để gợi nhắc về một thời kỳ lịch sử hào hùng.

Công thức 10

Thời gian là bất tận. Lịch sử cũng không ngừng biến đổi. Nhưng dù vậy, tác phẩm B của nhà văn/nhà thơ A vẫn là bông hoa mãi rực rỡ, làm nên vẻ đẹp của đất nước.

Công thức 11

Hê-minh-uê đã từng khẳng định: “Tất cả tác phẩm nghệ thuật đều có sự bất tử riêng của nó”. Quả thật tác phẩm B của nhà văn/nhà thơ A đã chứng minh được điều đó. Đến với tác phẩm này, nhà văn/nhà thơ A đã giúp người đọc thấy được (vấn đề nghị luận).

Công thức 12

Có thể nói rằng, trang thơ/truyện đã khép lại nhưng những gì mà nhà văn/nhà thơ A đã gửi gắm vào trong tác phẩm B. Nhà văn/nhà thơ A đã góp vào vườn hoa văn chương một bông hoa ngát hương.

Công thức 13

Tác phẩm B của nhà văn/nhà thơ A đã giúp người đọc cảm nhận được bài học mang giá trị sâu sắc. Trang thơ/truyện của nhà văn/nhà thơ A đã khép lại, nhưng sẽ còn tồn tại mãi với thời gian.

Công thức 14

Xuân Diệu quan niệm: “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa”. Và nhà thơ A đã đem hiện thực ấy vào trong trang viết của mình một cách tự nhiên. Quả thực văn học chân chính nằm ngoài sự băng hoại của thời gian, và tác phẩm B vẫn còn sống mãi với thời gian.

Công thức 15

Có thể thấy rằng, nhà văn A đã đem đến cho người đọc một luồng gió mới khi đọc tác phẩm B. Đặc biệt là đoạn văn/đoạn thơ C đã khiến chúng ta thấu hiểu về một thời kì huy hoàng đã dệt nên những áng văn/thơ vẫn còn sống mãi với thời gian.

Công thức 16

Tác phẩm văn học có thể vượt qua mọi sự băng hoại về thời gian. Và tác phẩm B của nhà văn/nhà thơ A là một trong số đó. Tác phẩm giúp người đọc hiểu hơn về một thời kì C.

Công thức 17

Khi đọc xong trang văn/trang thơ ấy, người đọc vẫn không khỏi bồi hồi. Tác giả A đã sáng tác nên tác phẩm B tiêu biểu cho nền văn học giai đoạn C. Để từ đó một thời kì lịch sử huy hoàng của dân tộc đã được tái hiện đầy chân thực.

Công thức 18

Văn chương chứa đựng những giá trị vĩnh cửu. Tác phẩm B của nhà văn A chính là một trong những tác phẩm làm được điều đó. Người đọc đến với tác phẩm B đã chiêm nghiệm, suy tư được những giá trị đẹp đẽ.

Công thức 19

Bằng bút phát A, nhà thơ B đã thành công trong việc thể hiện được giá trị của tác phẩm C. Dù thời gian có trải qua hàng thế kỷ, thì những giá trị của tác phẩm C vẫn còn sống mãi với thời gian.

Công thức 20

Như vậy, nhà văn A đã đem đến cho người đọc một tác phẩm giá trị. Đặt biệt là đoạn văn/đoạn thơ B chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc để lại những áng văn/thơ còn sống mãi trong lòng mỗi độc giả.

Công thức 21

Với bất cứ sáng tác nào thuộc thể loại văn học nào, nhà văn/nhà thơ A vẫn thể hiện được một phong cách nhất quán không trộn lẫn. Tác phẩm B cũng là một trong số đó. Và khi đọc những tác phẩm đó, người đọc vẫn nhận ra được một giọng văn quen thuộc của nhà văn A.

I. Phương pháp viết kết bài hay

1. Kết bài truyền thống

Bước 1: Khẳng định lại vấn đề Các bạn có thể bắt đầu viết kết bài bằng cách khẳng định lại những ý được thể hiện, phân tích ở mở bài hay những luận điểm được đề cập tới trong phần thân bài. Việc thâu tóm lại nội dung giúp cho bài viết thêm trọn vẹn và hoàn chỉnh.

Bước 2: Đánh giá thành công tác giả Từ vấn đề được khẳng định, các bạn có thể liên hệ sang phong cách sáng tác của tác giả, đưa ra đánh giá về những thành công tác giả đã đạt được trong tác phẩm.

Bước 3: Bài học nâng cao quan điểm Hãy chốt lại kết bài bằng việc đưa ra những bài học đúc kết hay vấn đề, quan điểm nâng cao bởi kết bài không đơn giản chỉ tóm tắt, “gói” lại nội dung mà phải khơi gợi lại những tâm tư, suy nghĩ trong lòng người đọc.

2. Kết bài mở rộng và nâng cao vấn đề

Cách 1. Đưa lý luận vào kết bài

Với cách kết bài này, người viết đưa thêm những lí luận, dẫn chứng để khẳng định, làm rõ các luận điểm, đồng thời giúp tăng tính khoa học cho bài làm. Lưu ý, các bạn không cần đưa ra những lí luận quá sâu sắc, dễ sa đà vào những sai lầm khác, khiến kết bài miên man và chệch hướng.

Cách 2. Vận dụng kiến thức thực tế

Để tăng thêm tính linh hoạt và sự sinh động cho kết bài, các bạn có thể đi từ kiến thức thực tế vào sách vở, dẫn dắt từ câu chuyện đời thực tới tác phẩm. Cách viết này khá gần gũi và dễ chiếm được cảm tình của người đọc.

II. Một số mẫu kết bài chung

1. Kết bài chung mẫu 1

Bài thơ anh làm một nửa mà thôi.

Còn một nửa cho mùa thu làm lấy.

Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá.

Nó không là anh nhưng nó là mùa.

Quả thật khi những vần thơ của ông/ bà ngân lên, chúng ta không ngừng xúc động, bâng khuâng bởi sự sáng tạo độc đáo về nội dung, về nghệ thuật. Tiếng thơ cũng như tiếng lòng của tác giả ghi lại dấu ấn đặc biệt trong lòng người đọc.

2. Kết bài chung mẫu 2

Hiện thực là muôn màu muôn vẻ đa tạp, cái ngẫu nhiên và cái tất nhiên tồn tại lẫn lộn, nhiều khi bản chất cái quy luật lại biểu hiện ra dưới hình thức, cái ngẫu nhiên tạm thời, cái không bản chất. Văn chương nhận thức cuộc sống là phải luôn tìm ra được các quy luật của đời sống. Chính vì lẽ đó mà tác phẩm A của nhà văn B đã đi sâu vào đời sống tinh thần của con người để khám phá ra vẻ đẹp ẩn sâu sự nghèo khổ, túng quẫn của họ. Bằng nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật đặc sắc tác phẩm A đã lên tiếng B.

3. Kết bài chung mẫu 3

Xuân Diệu quan niệm: “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa”. Tác giả A đã đem hiện thực ấy vào trong trang viết của mình một cách tự nhiên, đồng thời A cũng khiến trái tim người đọc tan chảy khi suy ngẫm về (vấn đề nghị luận) của tác phẩm B. Quả thực văn học chân chính nằm ngoài sự băng hoại của thời gian nên tác phẩm B vẫn sáng ngời cho đến tận hôm nay và mãi mãi về sau”.

4. Kết bài chung mẫu 4

Những năm tháng trôi đi và lịch sử không ngừng biến động. Những tác phẩm B của nhà văn/nhà thơ A mãi là bông hoa không tuổi tựa mùa xuân không ngày tháng đã ghi lại quá khứ hào hùng, sôi động của đất nước mình một thuở, tác phẩm mãi là đóa hoa bất diệt như mùa xuân vô định, ghi lại quá khứ oanh liệt, rực rõ một thời của đất nước mình. Vẻ đẹp của con người Việt Nam đã làm nên cái hồn của cả dân tộc và góp phần làm cho tác phẩm sống mãi với thời gian.

5. Kết bài chung mẫu 5 - Tây Tiến

Đọc Tây Tiến, cái ta cảm nhận được không chỉ là vẻ đẹp hào hùng, hòa hoa, sự hy sinh bi tráng của người lính Tây Tiến mà vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của thiên nhiên miền Tây. Tất cả hiện lên thật rõ nét trong nỗi nhớ của nhân vật trữ tình, nỗi nhớ thương chưa khi nào nguôi dứt. Có thể nói, vời bài thơ này, Quang Dũng đã xây dựng thành công bức tượng đài bất hủ về người lính trong kháng chiến chống Pháp. Khói lửa chiến tranh đã qua đi, lịch sử dân tộc cũng đã bước sang trang mới, nhiều người thuộc đoàn quân Tây Tiến năm xưa giờ đây đã trở thành thiên cổ, trong đó có cả nhà thơ Quang Dũng hào hoa… Đúng như những vần thơ Giang Nam từng viết:

“Tây Tiến biên cương mờ khói lửa

Quân đi lớp lớp động cây rừng

Và bài thơ ấy, con người ấy

Vẫn sống muôn đời với núi sông”

6. Kết bài chung mẫu 6 - Sóng

Xuân Quỳnh viết bài thơ này vào những năm 1967, khi cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam ở vào giai đoạn ác liệt, khi thanh niên trai gái ào ào ra trận “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, khi sân ga, bến nước, gốc đa, sân trường diễn ra những cuộc chia ly màu đỏ. Cho nên có đặt bài thơ vào trong hoàn cảnh ấy ta mới càng thấy rõ nỗi khát khao của người con gái trong tình yêu:

“Khi ta còn trẻ, thơ là người mẹ

Ta lớn lên rồi, thơ là người bạn, người yêu

Chăm sóc tuổi già, thơ là con gái

Lúc chết đi rồi, kỷ niệm hóa lưu thơ".

Đọc xong bài thơ “Sóng” ta càng ngưỡng mộ hơn những con người phụ nữ Việt Nam, những con người luôn thuỷ chung, luôn sống hết mình vì một tình yêu. Xuân Quỳnh xứng đáng là một nhà thơ nữ của tình yêu lứa đôi, bà đã làm phong phú hơn cho nền thơ nước nhà.

7. Kết bài chung mẫu 7

Nói đến cá tính sáng tạo và phong cách nhà văn là nói đến một loại thước đo nghệ thuật. Bất cứ nhà văn nào muốn khẳng định sự hiện diện tồn tại của mình trong đời sống văn học phải tạo cho mình một phong cách riêng với cá tính sáng tạo riêng vì đây là một chuẩn giá trị trong sáng tạo nghệ thuật để “xác định nhà văn này khác với nhà văn kia”. Và nhà văn A với tác phẩm B đã ghi dấu ấn đặc biệt trong lòng người đọc bởi cái tôi nghệ thuật độc đáo không nhầm lẫn với bất cứ tác giả nào. Đó cũng chính là thành công nổi bật trong sự nghiệp văn chương của ông/ bà.

8. Kết bài chung mẫu 8 - Người lái đò sông Đà

Viết về Người lái đò sông Đà, viết về một vùng quê hương Tổ quốc, Nguyễn Tuân đã thể hiện nguồn xúc cảm yêu thương tha thiết đối với người lao động và thiên nhiên đất nước. Sông Đà càng đẹp, càng sinh động, ông lái đò càng anh dũng, ngoan cường trong công việc, ta càng thấy được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn. Văn chương của Nguyễn Tuân đã mang đến cho chúng ta một chân trời huyền bí riêng biệt, hấp dẫn và độc đáo. Đó là chân trời của cái đẹp, của sự tài hoa và uyên bác…

9. Kết bài chung mẫu 9 - Vợ chồng A Phủ

Qua tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, ta thấy không chỉ tố cáo bọn chúa đất chúa mường, Tô Hoài còn phát hiện, ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất và khát vọng tự do hạnh phúc, cùng sức sống mãnh liệt trong tâm hồn người lao động. Đó chính là chủ nghĩa nhân đạo cách mạng, gắn tình thương với đấu tranh, gắn niềm tin vào tương lai đầy triển vọng của con người. Đó chính là sự diễn tả hợp lý những nghịch cảnh, những diễn biến phức tạp trong tâm hồn Mị, giúp nhà văn phần nào đạt đến cái gọi là “phép biện chứng tâm hồn”.

10. Kết bài chung mẫu 10 - Vợ nhặt

Trên phông nền u ám của nạn đói, của cái chết, tiếng quạ kêu thê thiết với mùi đống dâm khét lẹt, Kim Lân vẫn pha vào đó một chút màu sắc ấm áp của hạnh phúc lứa đôi, lóe lên hy vọng về một ngày mai tươi sáng, về sự thay đổi vận hội. Thông qua tình huống dở khóc dở cười vô cùng trớ trêu đó, tác giả ngầm khẳng định một chân lý: “Sự sống nảy sinh từ trong lòng cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong gian khổ hy sinh. Ở đời này không có con đường cùng mà đây chỉ là những ranh giới. Điều cốt yếu là con người phải chuẩn bị cho mình một sức mạnh để có thể vượt qua những ranh giới ấy”.

Tổng hợp kết bài hay cho các tác phẩm văn học 9

Đồng chí

“Xuân Diệu quan niệm: Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa”. Chính Hữu đã đem hiện thực ấy vào trong trang viết của mình một cách tự nhiên, đồng thời ông cũng khiến con tim người đọc tan chảy khi chứng kiến tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn trong tột cùng gian khổ. Quả thực văn học chân chính nằm ngoài sự băng hoại của thời gian, nên hình tượng người lính trong “Đồng chí” vẫn sáng ngời cho đến tận hôm nay và mãi mãi về sau.”

+ Chuyện người con gái Nam Xương

Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, tác phẩm đã thể hiện niềm cảm thương sâu sắc đối với số phận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Chuyện người con gái Nam Xương là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Dữ.

Hoàng lê Nhất thống chí

Nhưng có lẽ họ Ngô đã hoài công. Tình cảm xót xa có lẽ đã không thể truyền vào lòng của số đông người đọc truyện. Bởi trước đó, người viết đã quá thành công trong việc dựng lên chân dung của một triều đại không còn sức sống: một triều đại cần phải chia tay, phải đưa tiễn xuống mồ một cách vui vẻ chứ không phải một cách buồn đau. Người viết cũng đã quá thành công trong việc tạo ra cảm giác: chiến thắng oai hùng này quả thật là thuộc về người xứng đáng, quân khởi nghĩa Tây Sơn dưới sự dẫn dắt của vị anh hùng dân tộc Quang Trung

Truyện Kiều

Với “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã cất lên tiếng nói cảm thông, xót xa cho thân phận người phụ nữ, tiếng nói ngợi ca vẻ đẹp của con người và tiếng nói lên án tố cáo xã hội xấu xa tàn bạo, toàn lừa lọc xảo trá mà các đoạn trích Chị em Thúy Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích, Mã Giám Sinh mua Kiều là những điển hình cho tư tưởng nhân đạo của tác giả. Qua đó chúng ta cũng thấy được trái tim nhân đạo bao la của tác giả. Nguyễn Du và “Truyện Kiều” sẽ trường tồn mãi với thời gian.

Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Như vậy, đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" đã khắc họa một cách chân thực, sống động hình ảnh của người anh hùng hiệp nghĩa Lục Vân Tiên, ở chàng hiện lên với biết bao phẩm chất tốt đẹp, không chỉ là con người nhân nghĩa, thấy việc ác là ra tay diệt trừ, bảo vệ sự bình yên cho con người mà chàng còn là một con người có học thức, trọng những lễ nghi, khuôn phép. Và ở chàng trai ấy ta cũng có thể thấy được một quan niệm sống thật đẹp, đó là quan niệm về việc nghĩa và về người anh hùng. Khắc họa nhân vật Lục Vân Tiên cũng là cách nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu hình mẫu anh hùng lí tưởng và khát vọng về lẽ công bằng ở đời.

Đoàn thuyền đánh cá

Với bút pháp nghệ thuật kết hợp với trí tưởng tượng phong phú, tác giả đã khái quát hóa hình ảnh người lao động qua những vần thơ làm cho người đọc như đang chứng kiến cảnh lao động của người dân vùng chài. Hình ảnh đẹp mà giản dị, giọng văn tinh tế mà lôi cuốn, bài thơ đã tạo chất nhạc, đã tạo nên khí thế cho người lao động thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Nhà thơ đưa ta từ những hình ảnh này đến những hình ảnh khác vừa đẹp mà lại phong phú và hấp dẫn. Không khí lao động hang say cùng với cảnh đẹp của thiên nhiên đất trời mang lại một nguồn sống mới cho con người trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa. Bài thơ là động lực giúp cho người lao đọng vươn lên chính mình, vươn lên trong cuộc sống, xây dựng cuốc sống tốt đẹp, hạnh phú và gặt hái được nhiều thành công.

Bếp lửa

Hình ảnh “bà dạy cháu làm”, bà dạy cháu cháu cách làm người, dạy cháu tự lập cho cuộc sống của mình, bà dạy cháu yêu thương gia đình, và hình ảnh “bà chăm cháu học” bà dạy cho cháu từng nét chữ, bà cho cháu kiến thức mai sau giúp ích cho đất nước. “Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc” đứa cháu nhỏ lo lắng cho bà, nhìn thấy bà cực nhọc đứa cháu cùng bà nhóm lên bếp lửa giúp bà đỡ đi phần nào nhọc nhằn. Sau đó lại là lời trách tu hú của đứa trẻ thơ ngây, trách tu hú sao lại chẳng đến ở với bà, giúp bà đỡ đần công việc, để bà đỡ cô quạnh buồn tủi, mà tu hú cứ mãi ham chơi trên những cánh đồng kia.

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Bằng giọng thơ ngọt ngào, tha thiết, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị mà chứa chan cảm xúc, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” đã mang đến cho thơ ca một hình ảnh thật đẹp về những người mẹ Tà-ôi. Vẻ đẹp của người mẹ ấy không chỉ được làm nên bởi tình thương dành cho con mà còn bởi tình yêu nước nồng nàn. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ xưa, những người mẹ Tà-ôi chính là đại diện cho hàng triệu người mẹ, những người hậu phương khác trên cả nước, không chỉ nuôi con, chăm lo nhà cửa mà còn góp một phần công sức vào công cuộc kháng chiến chung của cả dân tộc. Ở người mẹ ấy ta thấy được sự hòa quyện giữa tình thương con với tình yêu nước, giữa tình cảm gia đình với ý thức trách nhiệm với tổ quốc, non sông.

Ánh trăng

“Ánh trăng” nhẹ nhàng,trong sáng về câu chữ,tự nhiên, thuần thục về kết cấu,bình dị, dễ hiểu về ý thơ,tha thiết trong giọng điệu.Bài thơ đã đem đến cho người đọc một bài học sâu sắc:con người cần sống có trước có sau,có tình có nghĩa để không bao giờ phải giật mình day dứt về những năm tháng vô tình hờ hững đã qua.Dù XH ngày càng văn minh, hiện đại nhưng ánh trăng trên trời cao và cả ánh trăng của Nguyễn Duy vẫn thật sự cần thiết với mỗi con người bởi nó là tấm gương sáng nhất giúp chúng ta soi vào để nhận ra những gì trong lành tinh khôi nhất của cuộc đời.Vầng trăng soi sáng những tâm hồn vô tình lãng quên.

Làng

“Làng” là một truyện ngắn thành công của Kim Lân. Tác phẩm đã thể hiện tình yêu làng của ông Hai trong niềm say mê, hãnh diện. Tình yêu ấy được đặt trong tình yêu nước, thống nhất với tinh thần kháng chiến của nhân dân trong những tháng ngày lầm than. Đọc truyện ngắn “Làng” giúp ta hình dung được một thời kì chống Pháp sôi nổi của nhân dân, mọi người một lòng theo Bác, theo Đảng, theo kháng chiến đến cùng. Có lẽ chính vì thế mà cho đến tận bây giờ chúng ta vẫn khắc sâu trong tim những câu chữ mà Kim Lân đã thể hiện trong tác phẩm của mình.

Lặng lẽ Sa Pa

Truyện ngắn của Nguyễn Thành Long có nhiều bất ngờ với những chi tiết vừa thực vừa lạ. Tác giả khéo léo kể lại chuyện gặp gỡ gỡtheo mạch từ tồn, chậm rãi mà vẫn vui, hóm hỉnh. Ngôn ngữ đối thoại của truyện rất phù hợp vơi từng nhân vật: anh thanh niên vui khỏe hồn nhiên, cô kĩ sư e ấp dễ xao xuyến, ông họa sĩ già lịch duyệt rất tâm lí. Rõ ràng cuộc sống là một dòng chảy đáng yêu đáng mến. Những người trong sáng nhiệt tinh sớm muộn gì họ sẽ có dịp gặp gỡ và hòa cảm trong cùng một mục đích, ý tưởng chung. Và cuộc sống thật đáng trân trọng biết bao khi ở trên đỉnh Sa a kia, ngoài anh thanh niên kia còn có bao nhiêu người như ông kĩ sư vường rau sáng tạo giống su hào mới, như đồng chí nghiên cứu khoa học suốt ngày trong tư thế sẵn sàng chờ set để lập bản đồ sét đến mức “trán đồng chí cứ hói dần đi. Nhưng cái bản đồ sét thì sắp xong rồi”. Tác gỉa viết: “Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa… có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”. Phải chăng đó là chủ đề chính của truyện ngắn này mà tác giả muốn gửi đến người đọc.

Chiếc lược ngà

Truyện Chiếc lược ngà là bài ca đẹp về tình cha con. Trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh, tình cảm thiêng liêng ấy càng cao đẹp và càng ngời sáng. Truyện không chỉ nói lên tình cảm cha con thắm thiết sâu nặng mà còn gợi cho ta suy nghĩ thấm thía về những éo le, đau thương, mất mát mà chiến tranh gieo rắc cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình. Ta càng thấm thía rằng tình cảm gia đình là sức mạnh, niềm tin để con người có thể vượt qua tất cả, ngay cả cái chết. Ta hiểu “Nếu trên đời có những nguồn vui chân chính và niềm hạnh phúc thật sự, thì nó sẽ nằm trong tổ ấm gia đình”.

Con cò

Khai thác thành công chất liệu dân gian qua hình tượng con cò, Chế Lan Viên đã thể hiện ý nghĩa to lớn, cao cả của tình mẫu tử trong cuộc đời mỗi con người. Bài thơ cũng là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc đến mỗi con người cần phải biết trân quý tình cảm thiêng liêng này, biết báo đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ.

Mùa xuân nho nhỏ

Có thể nói, đã có rất nhiều thi nhân Việt Nam bộc lộ xúc cảm trước mùa xuân, nhưng “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải vẫn mang nét độc đáo, riêng biệt. Bài thơ đã để lại cho đời một ý nghĩa thật lớn lao. Tác giả không chỉ biết hiện một bức tranh thiên nhiên làm say mê lòng người mà còn như một dịp cất lên tiếng lòng thiết tha của một người con yêu nước. Đó cũng là lòng say mê, là niềm tin mãnh liệt vào sức sống lâu bền của dân tộc ta.

Viếng lăng Bác

“Bác Hồ – người là niềm tin thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại”, hình ảnh Bác luôn mãi sắt son và trường tồn theo thời gian. Bài thơ thật đẹp, thật đáng quý, đáng yêu bởi những cảm xúc tự tận đáy lòng được viết ra của tác giả. Không cầu kỳ, hoa mỹ, không lộng lẫy, phô trương. “Viếng lăng Bác” kết tinh những tình cảm lớn trong một trái tim bình dị đã chạm đến cảm xúc người đọc một cách tự nhiên như thế.

Bến quê

 Bến quê là một truyện ngắn thấm đẫm ý vị triết lí về con người và cuộc đời. Những năm cuối đời, Nguyễn Minh Châu đã trải qua nhiều tháng ngày đau đớn. Bến quê ít nhiều mang tính tự truyện và dự báo nên rất chân thật chân thành. Bài học về tình yêu và lẽ sống được đặt ra một cách cảm động. Có gì hạnh phúc hơn khi được sống trong tình thương với gia đình, quê hương. Phải biết nâng niu, trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, thân thuộc của cuộc sống, của quê hương. Như thế mới thật sự hạnh phúc. Đó là tiếng lòng trang trải của Nguyễn Minh Châu.

Những ngôi sao xa xôi

Trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”, nhà văn Lê Minh Khuê đã hướng ngòi bút của mình khám phá đời sống chiến đấu và đời sống tinh thần của những cô gái thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mĩ. Truyện không chỉ mang đến cho độc giả những cảm nhận chân thực về cuộc sống chiến đấu gian khổ mà còn làm nổi bật thế giới tinh thần đẹp đẽ của những cô gái ấy, đó là những con người trẻ tuổi, trẻ lòng, yêu nước, giàu trách nhiệm với công việc. Trong chiến đấu họ là những người chiến sĩ dũng cảm, kiên cường, sẵn sàng hi sinh vì sứ mệnh giải phóng đất nước, trong cuộc sống họ lại là những cô gái yêu đời, giàu yêu thương, quan tâm và sẻ chia với đồng đội.

@if (!string.IsNullOrEmpty(Model.UrlShopee)) {
}