DECUONG.VN Chia Sẻ Cương Ôn Luyện Thi Các Lớp

Kiến thức cơ bản cần nắm vững

I. Phân tích đề

- Phân tích đề là chỉ ra những yêu cầu về nội dung, thao tác lập luận và phạm vi dẫn chứng của đề, là một quá trình quan trọng trước tiên và cần thiết khi viết một bài văn nghị luận.

- Các bước phân tích đề:

+ Đọc kĩ đề bài, chú ý từ ngữ quan trọng, gạch chân các từ then chốt (những từ chứa đựng ý nghĩa của đề)

+ Xác định 3 yêu cầu:

  • Yêu cầu về nội dung
  • Yêu cầu về hình thức
  • Yêu cầu về phạm vi tư liệu cần sử dụng

II. Lập dàn ý

- Khái niệm: Lập dàn ý là sắp xếp các ý theo trình tự logic, giúp người viết không bỏ sót những ý quan trọng đồng thời loại bỏ được những ý không cần thiết.

- Mục đích của việc lập dàn ý: Tìm và lựa chọn ý sao cho bài viết có nội dung toàn diện, phong phú, bám sát đề, làm nổi bật trọng tâm của bài viết.

- Các bước lập dàn ý:

+ Xác lập luận điểm

+ Xác lập luận cứ: tìm những luận cứ làm sáng tỏ cho từng luận điểm

+ Sắp xếp luận điểm luận cứ:

  • Mở bài: Giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề
  • Thân bài: Sắp xếp các luận điểm, luận cứ trong luận điểm theo trình tự logic
  • Kết bài: Tóm lược nội dung đã trình bày; nêu những nhận định, bình luận nhằm khơi gợi suy nghĩ cho người đọc

Hướng dẫn soạn bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

Gợi ý trả lời câu hỏi bài tập Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận (SGK trang 23), các bạn học sinh nhấn vào câu hỏi để xem thêm nhiều hơn cách trình bày nội dung câu trả lời của từng câu.

I. Phân tích đề

Đọc các đề bài trong SGK trang 23 và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới:

Đề 1. Từ ý kiến dưới đây, anh (chị) suy nghĩ gì về việc "chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới"?

"Cái mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén với cái mới. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó vẫn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng và kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học thời thượng, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề."

(Theo Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)

Đề 2: Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài Tự tình (bài II).

Đề 3: Về một vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến.

Câu hỏi

Câu 1 trang 23 SGK Ngữ văn 11 tập 1. Đề nào có định hướng cụ thể, đề nào đòi hỏi người viết phải tự xác định hướng triển khai ?

Trả lời:

Đề số 1 có tính định hướng cụ thể, còn đề 2 và 3 là đề mở, yêu cầu người viết phải tự xác định hướng triển khai.

Câu 2 trang 23 SGK Ngữ văn 11 tập 1. Vấn đề cần nghị luận của mỗi đề là gì ?

Trả lời:

Vấn đề cần nghị luận của mỗi đề:

- Đề 1: Việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.

- Đề 2: Làm rõ tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài Tự tình II.

- Đề 3: Vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến.

Câu 3 trang 23 SGK Ngữ văn 11 tập 1. Phạm vi bài viết đến đâu ? Dẫn chứng, tư liệu thuộc lĩnh vực đời sống xã hội hay văn học ?

Trả lời:

Phạm vi dẫn chứng bài viết của các bài:

   - Đề 1: Vấn đề có liên quan đến đời sống xã hội nên dẫn chứng thực tế xã hội là chủ yếu.

   - Đề 2: Vấn đề có liên quan đến nội dung và nghệ thuật của bài “Tự tình II” của Hồ Xuân Hương nên dẫn chứng văn học là chủ yếu.

   - Đề 3: Vấn đề có liên quan đến nội dung và nghệ thuật của bài “Thu điếu

” nên dẫn chứng văn học là chủ yếu (thơ Nguyễn Khuyến)

II. Lập dàn ý

Đề 1: Có 2 luận điểm lớn:

+ Cái mạnh của người Việt Nam (2 luận cứ: thông minh, sự nhạy bén với cái mới)

+ Cái yếu của người Việt Nam (2 luận cứ: lỗ hổng về kiến thức, khả năng thực hành sáng tạo)

Đề 2: Có 2 luận điểm:

+ Bi kịch duyên phận của Hồ Xuân Hương (2 luận cứ: nỗi cô đơn; sự lỡ làng)

+ Khát vọng sống (2 luận cứ: sự phẫn uất; cam chịu với hạnh phúc bị san sẻ)

Đề 3: Có 2 luận điểm (nội dung và nghệ thuật) trong đó nội dung có 2 luận cứ, nghệ thuật có 3 luận cứ tùy thuộc vào vẻ đẹp của bài thơ mà học sinh lựa chọn.

Xem thêm: Mầm mống hay mầm móng là gì

@if (!string.IsNullOrEmpty(Model.UrlShopee)) {
}