Người ta thường nói “Cái tôi là cái đáng ghét”, ý niệm này chỉ là ý niệm của mặt đối nhân xử thế trong đời thường, không hoàn toàn chính xác khi đưa vào thi ca và cũng không đối lập với tựa bài nêu trên của người viết. Cái “Tôi” đáng ghét là “cái tôi” thô mộc, tự coi mình là “con nhà trời”, thậm chí là...ông trời con. Một thái độ “mục hạ vô nhân” đồng nghĩa với tự ti biến tấu thành tự tôn thái quá , thô thiển tự đẩy mình lên thành “cái rún vũ trụ”. Và, đấy là ý nghĩa tiêu cực của cái “Tôi” , còn ý nghĩa tích cực của nó thì như một nhà nghiên cứu đã viết : “Con người từ khi ra đời đã tồn tại cái tôi. Tự điển Thesaurus định nghĩa về cái tôi (hay ngã kiến - egoismism/the selfness) là sự tự nhận thức của một người về tư cách, nhân phẩm hoặc giá trị của chính mình, đặc biệt là để phân biệt mình với thế giới bên ngoài và các cá nhân khác.” Nói cách khác, cái “Tôi” là cái đặc thù, không “đồng phục”. Riêng trong lãnh vực thi ca đã có một thời gian rất dài, tồn tại một khuynh hướng mang tính ước lệ hoặc “văn dĩ tải đạo” phủ định cái “Tôi” của nhà thơ , tạo thành một thứ thi ca “phi ngã”khá tù túng!
Ở thời đại hiện nay,người làm thơ một khi coi thi ca là tâm can của mình và nếu có một chút tài năng ( hay là nghiệp dĩ trời hành ?), thì không làm thợ thơ bao giờ cả, trong đó có tính luôn cho cả người tình hoặc người cho mình thất tình. Loại thơ đó một thời khá thịnh hành và được gọi là “thơ tán gái” trong giới sinh viên Sài Gòn. Một ánh mắt tình cờ của em dưới ánh đèn trong một buổi tối nào đó chợt làm rung rinh và có thể liêu xiêu hồn tôi, cái đẹp bé con nảy ra và những câu thơ nảy nòi ra ngay trong giây phút ấy như một ánh chớp. Nhưng đấy nhất thiết phải là cái liêu xiêu của “Tôi” chứ không phải của bất cứ ai khác mà tôi vay mượn. Ai khác có thể “bình chân như vại” trước ánh mắt em, nhưng tôi thì... sa vào đó có khi như con thiêu than lao vào ánh đèn. Cái “Tôi” trong thơ là cái cá nhân tuyệt đối, được định hình một cách cụ thể trong một tình huống không thể là ...tình huống chung! Một bài thơ, chí ít vài câu thôi, là của một người khi đối diện với ngoại cảnh, với người khác, đối diện và phải rung động thật sự mới có thể nảy ra một câu thơ nhỏ tí để từ “giai điệu” này may ra phát triển thành một bài. Và đã xuất phát từ rung động thì Thơ là một bộc lộ thật nhất những góc cạnh mà người khác không nhìn thấy khi đối diện với tôi ngoài đời, không có thứ rung động mướn như kiểu khóc mướn !
Tự bao giờ có cái “Tôi” trong thơ VN? Nhiều người vẫn cho rằng Thơ Mới tức dòng thơ lãng mạn 1930-1945 đã mở màn cho cái “Tôi” trong thi ca, nhưng hãy đọc mấy câu sau của Hồ Xuân Hương để có câu trả lời “ Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi /Này của Xuân Hương mới quệt rồi /Có phải duyên nhau thì thắm lại /Đừng xanh như lá bạc như vôi” bà giãi bày một khát vọng yêu đương trong thời đại mà mọi người phụ nữ đều bị “cấm ky”, chẳng là thơ Hồ Xuân Hương đã tồn tại một cái “Tôi” trong thi ca?. Nhưng đúng là các tác giả trong phong trào Thơ Mới đã đưa cái “Tôi” thành nền của thi ca. “Tay ái ân du khách hãy làm rèm / Tóc xanh tốt em xin nguyền dệt võng /Đẩy hộ lòng em triền miên trên sóng / Trôi phiêu lưu không vọng bến hay gành” ( Lời Kỹ nữ - Xuân Diệu) và một cái “Tôi” khác lãng mạn bay bổng hơn của Hồ Dzếnh “ Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé / Tôi sẽ trách, cố nhiên, nhưng rất nhẹ/ Nếu trót đi em hãy gắng quay về/ Tình chỉ đẹp khi tình dang dở / Đời mất vui khi đã vẹn câu thề/ Thơ viết đừng xong, thuyền trôi bến đỗ/ Cho ngàn sau lơ lửng với ngàn xưa”.Một cái “Tôi” “ngang ngược” có góc cạnh trong buổi mới tiếp xúc với thơ Pháp mà cái “Tôi” đa dạng, đa chiều, mâu thuẫn tự thân, là cái tuyệt đối. Con người sinh ra không chỉ để vui, nó cũng có những tạng buồn, như tài nguyên dưới đất khoan trúng mỏ đầu không lẽ sắt phun lên? Có những cái “Tôi” nồng nàn rạo rực thì cũng có cái “Tôi” mang nỗi sầu...bẩm sinh “Một chiếc linh hồn nhỏ/ Mang mang thiên cổ sầu”. Gần chúng ta hơn, “ Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát / Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông /Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng/ Thơ của anh vẫn nguyên màu lụa trắng”, Nguyên Sa là một cái “Tôi” say đắm, hiện đại và “đời” hơn những nhà thơ lớp trước.Và “ Hôm nay Nga buồn như con chó ốm/ Như con mèo ngái ngủ trong tay anh” thì đúng là không giống bất cứ ai và thật tuyệt phải không Thầy ( người viết là học trò của nhà thơ)
Cái “Tôi” làm cho những câu thơ có hồn, có tâm trạng được hiển thị trong một bối cảnh không gian thời gian cụ thể nào đó, nhờ vậy- cộng với kỹ năng xử lý ngôn ngữ, hình ảnh - bài thơ trở nên có nét đặc sắc, gây ấn tượng. Cái “Tôi” không phải cái “Chúng ta”, hoán đổi nó thơ thành ly rượu bay hết mùi vị không sống được với thới gian! Bởi thế bình thơ hay giải mã thơ người khác là việc làm công phu, nếu không đầu tư thì khó tránh khỏi khiên cưỡng, “râu ông nọ cắm cằm bà kia”..,Xem thêm