DECUONG.VN Chia Sẻ Cương Ôn Luyện Thi Các Lớp

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Hãy cùng tôi tham khảo Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh - Phương thức biểu đạt bài viết dưới đây.

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh - Phương thức biểu đạt

Đôi nét về tác giả Lí Bạch

- Năm sinh - năm mất: 701 - 762

- Tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, được mệnh danh là Thi Tiên

- Quê quán: ở Tam Cúc

- Cuộc đời:

  • Lúc mới năm tuổi, gia đình về định cư ở làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên) nên nhà thơ vẫn thường coi Tứ Xuyên là quê hương của mình.
  • Từ trẻ, ông đã xa gia đình để đi du lịch, tìm đường lập công danh sự nghiệp. Dẫu muốn góp phần cứu dân giúp đời song ông chưa bao giờ được toại nguyện.
  • Quanh ông luôn có rất nhiều giai thoại, những nổi tiếng nhất chính là giai thoại về cái chết vì muốn vớt ánh trăng vàng của ông.

- Đặc điểm thơ Lí Bạch:

  • Biểu hiện một tâm hồn tự do, hào phóng
  • Hình ảnh thơ thường mang tính chất tươi sáng, kì vĩ
  • Ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện
  • Ông thường viết rất hay về chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu và tình bạn

Đôi nét về tác phẩm Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Xuất xứ bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

- Bản dịch thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được Tương Như dịch, in trong cuốn Thơ Đường, tập II, xuất bản năm 1987 bởi Nhà xuất bản văn học.

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

- Cuộc đời Lí Bạch là những năm tháng phiêu bạc giang hồ, đi khắp nơi trong thiên hạ để thảo chí thăm thú. Tuy vậy, không lúc nào trong ông quên đi quê hương mình. Trong một đếm trăng sáng, nhìn khung cảnh trong đêm, nhà thơ tức cảnh sinh tình mà sáng tác bài thơ Tĩnh dạ tứ.

Thể thơ bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

- Bài thơ Cảm nghĩ đêm thanh tĩnh được viết bằng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cổ thể.

  • Khác với thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật (trong bài Tụng giá hoàn kinh sư)
  • Đây là thể thơ ra đời trước thời Đường - có trước các thể thơ đường luật
  • Không gò bó, bắt buộc tuân thủ theo các niệm luật và phép đối như thơ đường
  • Số chữ của 1 câu là 5 nhưng số câu thì không hạn định

Phương thức biểu đạt bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

- PTBĐ miêu tả và biểu cảm.

Bố cục bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

- Gồm 2 phần:

STT Giới hạn Nội dung
Phần 1 2 câu thơ đầu
  • Cảnh đêm trăng sáng và tâm trạng của tác giả
Phần 2 2 câu thơ cuối
  • Nỗi nhớ quê hương của tác giả

Giá trị nội dung bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Bài thơ thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà, xa quê hương trong cảnh đêm trăng thanh tĩnh.

Giá trị nghệ thuật bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

  • Thể thơ ngũ ngôn cổ thể
  • Ngôn ngữ giản dị mà tinh luyện
  • Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả và biểu cảm
  • Nghệ thuật đối tinh tế

Dàn ý phân tích bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

1. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về tác giả Lí Bạch (những nét chính về tiểu sử, con người, đặc điểm thơ Lí Bạch…)
  • Giới thiệu chung về bài thơ “Tĩnh dạ tứ” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

2. Thân bài

a. Hai câu thơ đầu:

Phiên âm Dịch thơ
Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.

Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.

- Tác giả đã dùng các từ "minh", "quang", "sương" để miêu tả hình ảnh ánh trăng ở phía trên đầu giường ngủ của mình

→ Đây là những chữ rất đắt, giúp khắc họa hình ảnh ánh trăng mang vẻ đẹp dịu êm, mơ màng, gợi lên cái khung cảnh yên tĩnh, tĩnh mịch của đêm trăng thanh.

- Từ "sàng" giúp chúng ta nhận biết được:

  • Nhà thơ hiện đang nằm ở trên giường ngủ để ngắm trăng
  • Ánh trăng chiếu qua khe cửa, chiếu vào đầu giường chứng tỏ đêm đã rất khuya rồi

→ Tuy đêm đã khuya đến vậy, nhưng nhà thơ vẫn còn thức để ngắm trăng - sự thao thức, băn khoăn không ngủ được.

- Từ "nghi" và từ "sương" cùng xuất hiện trong câu thơ vô hình trung đã bổ sung nghĩa cho nhau, giúp câu thơ hoàn thiện hơn:

  • Nghi nghĩa là tưởng như, ngờ như, dường như
  • Sương chỉ màn sương đêm trắng mịt mờ, khiến cảnh vật mờ mờ ảo ảo

→ Chính vì ánh trăng phủ khắp vạn vật, khiến khắp chốn như phủ lên một màn sương trắng nên nhà thơ mới không phân rõ đâu là ánh trăng đâu là màn sương đêm.

⇒ Hai câu thơ đầu đã khắc họa khung cảnh đêm trăng rất thi vị, lãng mạn, huyền ảo, đẹp như ở chốn bồng lai.

- Hai câu thơ đầu không chỉ tả cảnh mà còn tả tình: thông qua từ "ngỡ"

  • Thể hiện tâm trạng ngạc nhiên, bất ngờ trước cảnh đẹp mộng ảo của nhà thơ
  • Cảm giác vừa say, vừa tỉnh, không phân rõ đâu là thật, đâu là ảo, tất cả mơ hồ, mộng mị khiến nhà thơ nhìn đâu cũng là trăng.
  • Đồng thời thể hiện trạng thái bâng khuâng, ngẩn ngơ, nhớ nhung của con người trong trạng thái cúi đầu nghĩ ngợi.

⇒ Hai câu thơ đầu vừa tả cảnh vừa tả tình. Đó là một đêm trăng đẹp huyền ảo với tâm trạng ngỡ ngàng, bâng khuâng của nhà thơ

b. Hai câu thơ cuối:

Phiên âm Dịch thơ
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.

- Từ "vọng" được sử dụng với 2 nét nghĩa:

  • Nhìn ra xa - chỉ hành động nhìn ánh trăng ở phía xa của nhà thơ
  • Ngóng trông, nhìn về phía quê hương ở phía xa mà đã lâu chưa được về thăm

→ Từ "vọng" đã diễn tả được nét tâm trạng nhớ thương về quê hương của nhà thơ.

- Nhà thơ sử dụng phép đối giữa 2 hình ảnh: cử đầu - đê đầu → giúp cho câu thơ trở nên đăng đối, nhịp nhàng, đồng thời tạo được sự chuyển biến:

  • Ngẩng đầu - nhìn lên cao → nhìn về phía ánh trăng tuyệt đẹp của thiên nhiên - ánh trăng đang chiếu rọi xuống vạn vật, và có lẽ cũng đang chiếu rọi ở miền quê hương của nhà thơ - khơi gợi lên nỗi nhớ quê hương.
  • Cúi đầu - nhớ cố hương → Hành động này tượng trưng cho hành động tự nhìn vào nội tâm của nhân vật trữ tình - tự đối mặt với nỗi nhớ cố hương da diết trong tâm khảm

- Ở 2 câu thơ cuối, tình cảm của nhân vật trữ tình được thể hiện trực tiếp chứ không ẩn sau cảnh vật như 2 câu thơ đầu:  "tư cố hương" - nỗi nhớ quê hương được bộc bạch trực tiếp, nhân vật trữ tình trong đêm khuya đã tự thổ lộ cõi lòng mình.

→ Trong đêm khuya, 1 mình đối diện với ánh trăng cô đơn, lạnh lẽo đã tạo cơ hội, tình hướng cho nhà thơ bộc bạch lòng mình - đây là thủ pháp quen thuộc của thơ trung đại: tức cảnh sinh tình.

3. Kết bài

- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

  • Nội dung: miêu tả đêm trăng đẹp và nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả
  • Nghệ thuật: ngôn ngữ giản dị mà tinh luyện, đối, kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả và biểu cảm

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Chủ đề của bài thơ là:

  • A. Đăng sơn ức hữu (lên núi nhớ bạn)
  • C. Sơn thuỷ hữu tình (non nước hữu tình)
  • D. Tức cảnh sinh tình (trước cảnh sinh tình)

Câu 2: Thể thơ của bài Tĩnh dạ tứ là gì?

  • A. Thất ngôn tứ tuyệt
  • B. Thất ngôn bát cú
  • D. Lục bát

Câu 3: Hai câu thơ đầu bài Tĩnh dạ tứ tả cảnh gì?

  • B. Miêu tả hình ảnh trăng và sương
  • C. Miêu tả nhân vật ngắm trăng
  • D. Miêu tả cảnh đêm khuya tĩnh lặng

Câu 4: Bài thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào?

  • A. Tự sự. 
  • B. Miêu tả
  • C. Biểu cảm 

Câu 5: Ánh trăng trong bài thơ có ý nghĩa nào sau đây?

  • A. Biểu hiện tình yêu thiên nhiên
  • B. Biểu hiện tình yêu quê hương sâu nặng
  • C. Biểu hiện tình quê của tác giả trong sáng như vầng trăng

Câu 6: Nhận xét nào sau đây chính xác về bài thơ Tĩnh dạ tứ?

  • A. "Tĩnh dạ tứ" là một bài thơ Đường luật.
  • B. "Tĩnh dạ tứ" là một bài thơ nổi tiếng của Đỗ Phủ.
  • C. Hai câu thơ sau tả cảnh thuần túy.

Câu 7: Bài thơ " Tĩnh dạ tứ" có những nét nghệ thuật đặc sắc nào sau đây?

  • A. Ngắn gọn, từ ngữ chọn lọc, tinh tế mà hàm súc.
  • B. Phép đối sáng tạo.
  • C. Dùng câu rút gọn lược chủ ngữ.

Câu 8: Biện pháp nghệ thuật chủ yếu nào được dùng trong bài thơ?

  • A. Phép đối
  • C. Phép điệp
  • D. Phép so sánh

Câu 9: Vầng trăng sáng trong thơ Lí Bạch thể hiện ý nghĩa nào sau đây ?

  • A. Biểu hiện tình yêu thiên nhiên
  • B. Biểu hiện tình yêu quê hương sâu nặng
  • C. Biểu hiện tình quê của Lí Bạch trong sáng, đầy ắp, nguyên vẹn như vầng trăng

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, trắc nghiệm ngữ văn 7

Câu 1: Chủ đề của bài thơ là:

  • A. Đăng sơn ức hữu (lên núi nhớ bạn)
  • C. Sơn thuỷ hữu tình (non nước hữu tình)
  • D. Tức cảnh sinh tình (trước cảnh sinh tình)

Câu 2: Thể thơ của bài Tĩnh dạ tứ là gì?

  • A. Thất ngôn tứ tuyệt
  • B. Thất ngôn bát cú
  • D. Lục bát

Câu 3: Hai câu thơ đầu bài Tĩnh dạ tứ tả cảnh gì?

  • B. Miêu tả hình ảnh trăng và sương
  • C. Miêu tả nhân vật ngắm trăng
  • D. Miêu tả cảnh đêm khuya tĩnh lặng

Câu 4: Bài thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào?

  • A. Tự sự. 
  • B. Miêu tả
  • C. Biểu cảm 

Câu 5: Ánh trăng trong bài thơ có ý nghĩa nào sau đây?

  • A. Biểu hiện tình yêu thiên nhiên
  • B. Biểu hiện tình yêu quê hương sâu nặng
  • C. Biểu hiện tình quê của tác giả trong sáng như vầng trăng

Câu 6: Nhận xét nào sau đây chính xác về bài thơ Tĩnh dạ tứ?

  • A. "Tĩnh dạ tứ" là một bài thơ Đường luật.
  • B. "Tĩnh dạ tứ" là một bài thơ nổi tiếng của Đỗ Phủ.
  • C. Hai câu thơ sau tả cảnh thuần túy.

Câu 7: Bài thơ " Tĩnh dạ tứ" có những nét nghệ thuật đặc sắc nào sau đây?

  • A. Ngắn gọn, từ ngữ chọn lọc, tinh tế mà hàm súc.
  • B. Phép đối sáng tạo.
  • C. Dùng câu rút gọn lược chủ ngữ.

Câu 8: Biện pháp nghệ thuật chủ yếu nào được dùng trong bài thơ?

  • A. Phép đối
  • C. Phép điệp
  • D. Phép so sánh

Câu 9: Vầng trăng sáng trong thơ Lí Bạch thể hiện ý nghĩa nào sau đây ?

  • A. Biểu hiện tình yêu thiên nhiên
  • B. Biểu hiện tình yêu quê hương sâu nặng
  • C. Biểu hiện tình quê của Lí Bạch trong sáng, đầy ắp, nguyên vẹn như vầng trăng

Các tác phẩm tiêu biểu của Lý Bạch

Bài thơ: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng

Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.
Cô phàm viễn ảnh bích không tận,
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.

Dịch nghĩa:

Bạn cũ từ biệt tại lầu Hoàng Hạc đi về phía tây,
Tháng ba hoa khói, xuống Dương Châu.
Bóng chiếc buồm lẻ phía xa dần khuất vào trong nền trời xanh,
Chỉ còn thấy dòng Trường Giang vẫn chảy bên trời.

Bạn từ lầu Hạc lên đường
Giữa mùa hoa khói châu Dương xuôi dòng
Bóng buồm đã khuất bầu không
Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời

Bài thơ: Tòng quân hành

Bách chiến sa trường toái thiết y,
Thành nam dĩ hợp sổ trùng vi.
Đột doanh xạ tử Hô Diên tướng,
Độc lãnh tàn binh thiên kỵ quy.

Dịch nghĩa:

Đã đánh cả trăm trận nơi sa trường, giáp sắt mòn,
Địch quân đã vây nhiều lớp ngoài phía nam thành.
Tướng quân đột ngột cho mở cửa, bắn chết tướng Hung Nô,
Mình ông trở về với khoảng một ngàn kỵ binh còn sống sót.

Đánh trăm trận rách toe áo giáp
Trong vòng vây binh tụ nam thành
Xông trại địch bắn Hô Diên chết
Dẫn tàn quân thiên kỵ rút nhanh.

Bài thơ: Thu tứ

Yên Chi hoàng diệp lạc,
Thiếp vọng tự đăng đài.
Hải thượng bích vân đoạn,
Thiền Vu thu sắc lai.
Hồ binh sa tái hợp,
Hán sứ Ngọc Quan hồi.
Chinh khách vô quy nhật,
Không bi huệ thảo tồi.

Dịch nghĩa:

Ở Yên Chi lá vàng rơi
Thiếp tự lên đài cao ngóng nhìn
Trên vùng Thanh Hải, mây biếc đứt khúc
Nơi biên ải vùng đất của rợ Hồ, sắc thu đã lại tới
Quân Hồ kéo đến đầy trước ải cát
Sứ nhà Hán từ Ngọc Môn quan trở về
Lính chinh chiến chưa biết ngày nào mới trở về
Chỉ thương cho cỏ huệ úa tàn

Yên chi, non lá vàng bay,
Đài cao thiếp bước ngày ngày ngóng qua.
Mây xanh trên biển lìa ra,
Thiền Vu bàng bạc gần xa thu về.
Hồ vây ải cát tứ bề,
Ngọc Quan sứ Hán chém vè từ lâu.
Ngày về khách có hẹn đâu,
Xót cho cỏ huệ úa màu thê lương

Bài thơ: Xuân tứ

Yên thảo như bích ty,
Tần tang đê lục chi.
Đương quân hoài quy nhật,
Thị thiếp đoạn trường thì.
Xuân phong bất tương thức,
Hà sự nhập la vi?

Dịch nghĩa

Cỏ Yên giống như tơ biếc
Dâu Tần nhánh thấp xanh
Trong lúc chàng đang mong ngày về
Cũng là lúc thiếp buồn đứt ruột
Gió xuân đã chẳng quen biết nhau
Sao còn nhập vào màn lụa.

Cỏ Yên biêng biếc tơ xanh
Dâu Tần sắc lục buông cành sởn sơ
Lúc chàng mong nhớ ngày về
Là khi lòng thiếp não nề nát tan
Gió xuân sao quá sỗ sàng
Không quen mà nhập cánh màn phòng ta.

Baitap24h.com

@if (!string.IsNullOrEmpty(Model.UrlShopee)) {
}