DECUONG.VN Chia Sẻ Cương Ôn Luyện Thi Các Lớp

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (10,0 điểm).

Câu 1. Bazo được chia làm mấy loại?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 2. Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch KOH vừa phản ứng với dung dịch KHSO4?

A. NaCl

B. CuO

C. Al2O3

D. BaCl2

Câu 3. Dãy các chất nào sau đây phản ứng được với nước ở điều kiện thường?

A. Na, BaO, SO2, SiO2

B. K, CaO, MgO, SO3

C. Zn, Al2O3, P2O5, SiO2

D. Na, CaO, P2O5, SO3.

Câu 4. Cho các phản ứng sau:

1. CuO     +     2HCl     →    CuCl2    +    H2O

2.  Na       +     2HCl     →     NaCl    +    H2

3. Fe3O4     +   4H2SO4 đặc, dư         →   FeSO4    +   Fe2(SO4)3  +    4H2O

4. MgO     +    H2       →     Mg     +   H2O

5. Al     +    2NaOH   +   2H2O     →     2NaAlO2   +    3H2

Số phản ứng hóa học viết đúng là:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nguội sinh ra khí SO2                             

C. Cu không tác dụng với dung dịch HCl đặc nóng                              

B. Nung Ca(HCO3)2 đến khối lượng không đổi thu được CaO                              

D. Để tách Cu ra khỏi hỗn hợn Cu và CuO có thể dùng dung dịch HCl.                              

Câu  6. Có thể dùng KOH rắn để làm khô khí nào sau đây?

A. CO, SO2, Cl2, NH3

B. HCl, CO, H2, NO2

C. CO, N2, O2, H2

D. CO2, SO2, O2, N2

Câu 7. Thực vật cần Kali để tổng hợp nên chất diệp lục và kích thích cây trồng ra hoa, làm hạt. Nếu bón cùng 1 lượng thì loại phân nào sau đây cung cấp cho cây lượng Kali nhiều nhất?

A. KCl

B. KNO3

C. K2SO4

D. KClO3

Câu 8. Cho sơ đồ sau:

               FeS2                   X              dung dịch Y                           kết tủa Z.

Kết tủa Z là:

A. Fe(OH)2

B. Fe(OH)3

C. FeCO3

D. FeS

Câu 9. Chỉ dùng thêm quỳ tím có thể nhận biết dãy các chất nào sau đây?

A. HCl, NaCl, NaOH, Na2CO3

B. HCl, H2SO4, NaCl, Na2SO4

C. NaNO3, K2SO4, NaOH, BaCl2

D. H2SO4, HNO3, NaHSO4, NaCl

Câu 10. Để tách FeO ra khỏi hỗn hợp: Fe, FeO, Al, Al2O3 ta dùng lượng dư các dung dịch nào sau đây?

A. NaOH, FeCl2

B. HCl, NaOH

C. NaOH, FeCl3

D. H2SO4, NH3

Câu 11. Cho sơ đồ phản ứng sau:

Mg     +   HNO3    →    Mg(NO3)2     +     X    +   H2O

X không thể là:

A. N2O5

B. NO2

C. NH4NO3

D. NO

Câu 12. Cho dãy các chất sau: KOH, H2SO4, BaCl2, Al2(SO4)3, KHCO3, KHSO4, NaHCO3, FeCl3. Số chất phản ứng với dung dịch Na2CO3 sinh ra khí là?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 13. Hòa tan 6,5 gam kẽm vào 200ml dung dịch HCl aM vừa đủ thu được V lít khí (đktc). giá trị của a và V lần lượt là:

A. 1 và 2,24

B. 0,5 và 3,36

C. 1 và 3,36

D. 0,5 và 2,24

Câu 14. Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp gồm: 0,01 mol MgCO3, 0,05 mol Cu(NO3)2 và 0,02 mol Ba(HCO3)2 thu được chất rắn có khối lượng là:

A. 8,34 gam

B. 6,66 gam

C. 7,46 gam

D. 9,36 gam

Câu  15. Hòa tan hoàn toàn 3,2 gam một oxit kim loại cần vừa đủ 40ml dung dịch HCl 2M. Công thức của oxit là

A. MgO

B. Fe2O3

C. CuO

D. Fe3O4

Câu  16. Sục 4,48 lít khí CO2 vào 200ml dung dịch NaOH 1M và KOH 0,5M thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 26,8

B. 20,6

C. 25,5

D. 24,4

Câu  17. Hòa tan 11 gam hỗn hợp Fe và Al vào dung dịch HCl vừa đủ, thu được 8,96 lít khí (đktc). Khối lượng sắt trong hỗn hợp ban đầu là?

A. 5,6

B. 5,4

C. 6,4

D. 4,8

Câu 18. Cho các hỗn hợp chất rắn vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn hỗn hợp nào tan hết?

A. 1 mol NaCl và 3 mol AgNO3

B. 0,1 mol BaSO4 và 0,5 mol Ca(OH)2

C. 0,1 mol AlCl3 và 0,45 mol NaOH

D. 0,5 mol K và 0,5 mol ZnO

Câu 19. Để 14 gam Fe trong không khí sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp X gồm: Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hòa tan m gam X bằng dung dịch HNO3 dư thu được 3,36 lít khí NO2 (đktc) là sản phẩm khử dung nhất. Giá trị của m là

A. 15,5

B. 16,7

C. 17,7

D. 18,8

Câu 20. Cho m gam hỗn hợp kim loại gồm Na và Ba vào nước dư thu được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Khi hấp thụ từ từ CO2 đến dư vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được thể hiện trên đồ thị sau:

C:\Users\GiaBao PT\Desktop\607738[de].png

Giá trị của m và V lần lượt là:

A. 32 và 8,96

B. 16 và 3,36

C. 22,9 và 6,72

D. 32 và 6,72

B. PHẦN TỰ LUẬN: (5 câu; 10 điểm).

Câu 1 (2 điểm).

1. Viết phương trình phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau:

a) Nung nóng từng chất KMnO4, FeS2, Ba(HCO3)2, Cu(NO3)2, Fe(OH)2 trong không khí đến khối lượng không đổi.

b) Cho kim loại Ba đến dư vào dung dịch H2SO4 loãng.

2. Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau, mỗi mũi tên ứng với một phương trình phản ứng:

MgCl2    →      Mg(OH)2      →     MgSO4       →       MgCl2        →      Mg(NO3)2

Câu 2 (2 điểm).

1. Viết 08 phương trình điều chế trực tiếp FeCl2 từ các chất vô cơ khác nhau.

2. Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các chất vô cơ có màu tương tự nhau đựng trong các lọ riêng biệt sau: Al2O3, Fe2O3, Al, Fe3O4. Viết phương trình phản ứng.

Câu 3 (2,0 điểm).

Cho a gam hỗ hợp A gồm: Fe và Fe3O4 vào dung dịch CuSO4 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn B. Hoàn tan B bằng 200ml dung dịch HCl 1M vừa đủ thu được dung dịch C và thấy còn 6,4 gam chất rắn không tan. Viết các PTHH xảy ra, tính a và nồng độ mol các chất có trong dung dịch C.

Câu 4 (2,5 điểm).

Hòa tan 11,3 gam hỗn hợp X gồm Mg và Zn vào 700ml dung dịch HCl 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy thoát ra 6,72 lít khí (đktc) và thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được a gam muối khan. Thêm từ từ V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y thu được kết tủa.

  1. Viết PTHH của phản ứng xảy ra và tính giá trị của a.
  2. Tìm giá trị của V để kết tủa đạt cực đại, vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của kết tủa vào lương NaOH

Câu 5 (1,5 điểm).

     Cho 8,1 gam Al phản ứng với lượng vừa đủ HNO3 thu được dung dịch X là V lít hỗn hợp khí NO, NO2 có tỉ khối đối với H2 là 21. Tính V (Biết rằng trong dung dịch X chỉ chứa 1 chất tan duy nhất).

Decuong.vn

@if (!string.IsNullOrEmpty(Model.UrlShopee)) {
}