Để học tốt Hóa học lớp 9, Dưới đây là Đề thi Học kì 2 Hóa học 9 có đáp án năm 2022, cực sát đề thi chính thức. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Hóa học 9.
Đề thi Học kì 2 Hóa học 9
(20 câu mỗi câu 0,5 điểm)
Câu 1: Phương pháp hóa học nào sau đây được dùng để loại bỏ khí etilen lẫn trong metan?
A.Đốt cháy hỗn hợp trong không khí.
B.Dẫn hỗn hợp khí đi qua dung dịch brom dư.
C.Dẫn hỗn hợp khí đi qua dung dịch muối ăn.
D.Dẫn hỗn hợp khí đi qua nước.
Câu 2: Trong cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ thì
A.liên kết ba bền hơn gấp ba lần lần liên kết đơn.
B.liên kết đôi bền gấp hai lần liên kết đơn.
C.trong liên kết đôi có một liên kết kém bền hơn liên kết đơn.
D.liên kết đôi và liên kết đơn đều rất bền vững.
Câu 3: Benzen không phản ứng với chất nào sau đây?
A.Br2 có Fe làm xúc tác
B.O2
C.H2
D.Na
Câu 4: Rượu etylic có công thức cấu tạo là:
A.CH3 – O – CH3
B.CH3 – CH2 – OH
C.CH3 – OH
D.CH3 – CH2 – CH2 – OH
Câu 5: Cho hỗn hợp M gồm axit axetic và rượu etylic tác dụng hết với Na thu được 0,672 lít khí (đktc). Nếu cho hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch NaOH thì cần 0,04 mol NaOH.
Khối lượng rượu etylic trong hỗn hợp ban đầu là (H = 1, C = 12, O = 16)
A.0,92 gam B.0,69 gam
C.1,38 gam D.4,6 gam.
Câu 6: Biết rằng etyl axetat có thể hòa tan trong benzen. Lắc một hỗn hợp hồm etyl axetat, benzen với dung dịch NaOH (dư), đun nhẹ, để yên sau một thời gian, dung dịch chia làm hai lớp. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Lớp trên sẽ chứa:
A.benzen
B.benzen, etyl axetat
C.nước, NaOH
D.natri axetat, rượu etyl etylic.
Câu 7: Có 2 hợp chất X và Y, cùng có C, H, O và khối lượng mol phân tử 60. Dung dịch chứa chất X làm quỳ tím hóa đỏ. X, Y tác dụng được với Na, phân tử chất Y nhiều hơn phân tử chất X một nguyên tử C.
Công thức của X và Y (H = 1, C = 12, O = 16) là:
A.C3H7 – OH và CH3 – COOH
B.CH3 – O – C2H5 và CH3- COOH
C.C3H7 – OH và CH3 – O – CHO
D.CH3 – O – C2H5 và CH3 – O – CHO.
Câu 8: Dầu mỡ dùng làm thực phẩm và dầu mỡ dùng để bơi trơn xe, máy, khác nhau do
A.thành phần phân tử khác nhau.
B.khả năng tác dụng với NaOH khác nhau.
C.sự hòa tan trong nước khác nhau.
D.phạm vi sử dụng khác nhau.
Tìm câu sai.
Câu 9: Để tẩy sạch các vết dầu mỡ hay chất béo dính vào sợi người ta dùng chất nào trong các chất sau?
A.Nước Gia – ven B.Giấm ăn.
C.Rượu etylic D.Nước.
Câu 10: Tơ nilon – 6,6 thuộc loại
A.tơ hóa học
B.tơ nhân tạo
C.tơ tổng hợp
D.tơ thiên nhiên.
Câu 11: Khi thủy phân hoàn toàn 10 gam saccarozo, khối lượng fructozo thu được là: (H = 1, C = 12, O = 16)
A.5,3 gam B.7,9 gam
C.9,5 gam D.10,6 gam
Câu 12: Tinh bột và xenlulozo được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp tử:
A.CO2, H2O, clorophin, ánh sáng.
B.C6H12O6, clorophin, ánh sáng
C.Không khí, diệp lục, ánh sáng.
D.N2, CO2, H2O, diệp lục, ánh sáng.
Câu 13: Để trung hòa 14,8 gam hỗn hợp CH3 – COOH, CH3 – COOC2H5 phải dùng 200ml dung dịch NaOH 0,5M.
Thành phần % theo khối lượng của CH3 – COOC2H5 trong hỗn hợp đầu là (H = 1, C = 12, O = 16)
A.40,54% B.50%
C.59,45% D.65%
Câu 14: Muốn loại CO2 khỏi hỗn hợp với C2H2 người ta dùng
A.nước
B.dung dịch brom (dư)
C.dung dịch NaOH (dư)
D.dung dịch NaCl (dư)
Câu 15: Các dung dịch axit axetic, rượu etylic, amino axetic và glucozo có cùng nồng độ. Dung dịch có độ pH bé nhất là:
A.dung dịch etylic.
B.dung dịch glucozo
C.dung dịch axit axetic
D.dung dịch amino axetic.
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 20ml rượu etylic chưa rõ độ rượu, cho toàn bộ sản phẩm sinh ra vào nước vôi trong (dư). Lọc lấy kết tủa sấy khô cân nặng 62,6 gam.
Giả sử các phản ứng xáy ra hoàn toàn (biết DCH3−CH2OH=0,8g/ml)DCH3−CH2OH=0,8g/ml)
Loại rượu trên có độ rượu là: (H = 1, C = 12, O = 16, Ca = 40)
A.950 B.960
C.800 D.900
Câu 17: Sản phẩm cuối cùng của sự khử Fe2O3 bởi CO là:
A.Fe B.FeO
C.Fe3O4 D.Fe3C
Câu 18: Một hỗn hợp gồm rượu etylic và axit axetic có khối lượng 10,6 gam khi tác dụng hết với Na thu được 2,24 lít H2 (ở đktc). Nếu đem hỗn hợp đó cùng với H2SO4 đặc, nung nhẹ để thực hiện phản ứng este hóa (hiệu suất phản ứng este hóa là 70%). Khối lượng etyl axetat thu được là (H = 1, C = 12, O = 16)
A.8,8 gam B.6,16 gam
C.2,64 gam D.17,6 gam
Câu 19: Ở điều kiện thích hợp clo phản ứng được với tất cả các chất trong dãy
A.Fe, KOH, H2O, H2
B.H2, Ca, Fe2O3, Na2O
C.H2, CaO, CuO, Fe2O3.
D.HCl, Na2O, CuO, Al2O3.
Câu 20: Thể tích dung dịch H2SO4 0,5M cần dùng để trung hòa 20ml dung dịch NaOH 1M là
A.20ml B.30ml
C.25ml D.10ml.
Lời giải chi tiết
1.Đáp án
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
B |
C |
D |
B |
B |
A |
A |
C |
C |
C |
Câu |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
Đáp án |
A |
A |
C |
C |
C |
D |
A |
B |
A |
A |
2.Lời giải
Câu 1: (B)
Khí C2H4 bị dung dịch Br2 hấp thụ
Câu 2: (C)
Trong liên kết đôi có một liên kết kém bền hơn liên kết đơ.
Câu 3: (D)
Benzen có phản ứng thế với Br2 khan khi có bột Fe xúc tác, cháy được và có phản ứng cộng với H2 có ni nung nóng. Benzen không phản ứng với Na.
Câu 4: (B)
Công thức cấu tạo của rượu etylic: CH3 – CH2 – OH.
Câu 5: (A)
2CH3COOH+2Na→2CH3COONa+H22C2H5OH+2Na→2NaOH+H2CH3COOH+NaOH→CH3COONa+H2OnCH3COOH=0,04mol.2CH3COOH+2Na→2CH3COONa+H22C2H5OH+2Na→2NaOH+H2CH3COOH+NaOH→CH3COONa+H2OnCH3COOH=0,04mol.
Gọi x là số mol của C2H5OH.
Ta có: x+0,04=2.0,03⇒x=0,02molx+0,04=2.0,03⇒x=0,02mol
Khối lượng của rượu etylic trong hõn hợp là:
0,02.46=0,920,02.46=0,92 gam.
Câu 6: (A)
CH3COOC2H5 + NaOH →→ CH3COONa + C2H5OH
CH3COONa và C2H5OH tan tron g nước, benzen không tan nhẹ hơn nước nên nổi lên trên.
Câu 7: (A)
Phân tử X và Y phải có nhóm OH. X là một axit.
Câu 8: (C)
Ý sai: dầu mỡ dùng làm thực phẩm và dầu mỡ dùng để bôi trơn đều không tan trong nước.
Câu 9: (C)
Rượu etylic hòa tan được dầu mỡ hay chất béo, không làm bẩn hay gây độc và tan được trong nước.
Câu 10: (C)
Câu 11: (A)
C12H22O11+H2O→C6H12O6+C6H12O6(H2SO4,t0)mC6H12O6=10342.180=5,3gamC12H22O11+H2O→C6H12O6+C6H12O6(H2SO4,t0)mC6H12O6=10342.180=5,3gam
Câu 12: (A)
Câu 13: (C)
CH3COOH+NaOH→CH3COONa+H2OnCH3COOH=nNaOH=0,2.0,5=0,1mol.mCH3COOH=0,1.60=6,0gam⇒mCH3COOC2H5=14,8−6=8,8gam.%mCH3−COOC2H5=8,814,8.100%=59,45%.CH3COOH+NaOH→CH3COONa+H2OnCH3COOH=nNaOH=0,2.0,5=0,1mol.mCH3COOH=0,1.60=6,0gam⇒mCH3COOC2H5=14,8−6=8,8gam.%mCH3−COOC2H5=8,814,8.100%=59,45%.
Câu 14: (C)
CO2 bị NaOH tác dụng tạo ra muối không thoát ra khỏi dung dịch.
Câu 15: (C)
Dung dịch axit luôn có độ pH bé hơn dung dịch trung hòa hay dung dịch kiềm.
Câu 16: (D)
C2H5OH+3O2→2CO2+3H2O(t0)CO2+Ca(OH)2→CaCO3+H2OnCaCO3=0,626mol=nCO2⇒nC2H5OH=0,313mol.mC2H5OH=0,313.46=14,398gam.VC2H5OH=14,3980,8≈18ml.C2H5OH+3O2→2CO2+3H2O(t0)CO2+Ca(OH)2→CaCO3+H2OnCaCO3=0,626mol=nCO2⇒nC2H5OH=0,313mol.mC2H5OH=0,313.46=14,398gam.VC2H5OH=14,3980,8≈18ml.
Độ rượu: 1820.100=9001820.100=900
Câu 17: (A)
Câu 18: (B)
2CH3COOH+2Na→2CH3COONa+H22C2H5OH+2Na→2NaOH+H22CH3COOH+2Na→2CH3COONa+H22C2H5OH+2Na→2NaOH+H2
Gọi x, y lần lượt là số mol của CH3COOH và C2H5OH
Ta có: 60x+46y=10,660x+46y=10,6
x+y=0,2x+y=0,2
⇒x=y=0,1mol⇒x=y=0,1mol
CH3COOH + C2H5OH →→ CH3COOC2H5 + H2O
Nếu phản ứng hoàn toàn thì số gam este là: 0,1.88=8,80,1.88=8,8 gam.
Hiệu suất phản ứng 70% nên khối lượng este thu được: 8,8.0,7=6,168,8.0,7=6,16 gam
Câu 19: (A)
Cl2 không phản ứng với chất: Fe2O3, Na2O, CaO, CuO, Al2O3.
Câu 20: (A)
H2SO4+2NaOH→Na2SO4+2H2OnNaOH=0,02mol⇒nH2SO4=0,01molH2SO4+2NaOH→Na2SO4+2H2OnNaOH=0,02mol⇒nH2SO4=0,01mol
Thể tích dung dịch H2SO4 0,5M cần dùng =0,010,5=0,02lit=20ml.
👉 Trên đây tôi đã giới thiệu tới bạn tài liệu. Đề thi giữa học kì 2 môn hóa lớp 9, hy vọng có thể giúp ích cho các bạn học sinh trong quá trình ôn luyện thi chuẩn bị cho kì thi học kì 2. Chúc các em đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới.
Xem thêm: Mầm mống hay mầm móng là gì