DECUONG.VN Chia Sẻ Cương Ôn Luyện Thi Các Lớp

Câu 2. (4 điểm) 

1-  Trong phòng thí nghiệm có sẵn CuSO4 . 5 H2O ; H2O và các dụng cụ thí nghiệm cần thiết. Hãy trình bày cách pha chế 200ml dung dich CuSO4 1M.

2-  Cho hỗn hợp chứa a mol mỗi chất: Na2O; NaHCO3 ; BaCl2 ; NH4Cl vào nước. Khuấy đều, đun nhẹ để phản ứng xẩy ra hoàn toàn thu được dung dịch A, khí B và kết tủa C. Viết phương trình phản ứng xẩy ra và xác định các chất trong A,B,C và cho biết số mol từng chất.

Câu 3. (3 điểm)

Đặt lên hai đầu đĩa của một cân thăng bằng hai cốc A,B có khối lượng bằng nhau, mỗi cốc đựng 100ml dung dịch H2SO4 0,2M. Cho m(g) Mg vào cốc A, m(g) Al vào cốc B. Hãy tính toán và cho biết cân nghiêng nặng về bên nào trong các  trường hợp:

  1. Sau thí nghiệm cả hai cốc kim loại đều không tan hết.
  2. Sau thí nghiệm cả hai cốc kim loại đều tan hết.

Câu 4. (5 điểm)

Nhiệt phân 25,9(g) muối hydrocacbonat của kim loại M( Có hóa trị không đổi trong các hợp chất) đến khối lượng không đổi thu được chất rắn A, hổn hợp B gồm khí và hơi. Hấp thụ hoàn toàn B vào bình đựng dung dịch chứa 0,14 mol Ca(OH)2 , sau  khi kết thúc phản ứng thấy khối lượng bình tăng 10,6(g) đồng thời có 8(g) kết tủa.

  1. Xác định kim loại M.
  2. Cho toàn bộ chất rắn A ở trên vào 200ml dung dịch H2SO4 0,2M ( Khối lượng riêng là 1,2(g)/ml). Tính C% dung dịch thu được.

Câu 5. (2 điểm)

m(g) hỗn hợp A gồm KHCO3 và CaCO3 cho tác dụng với dung dịch HCl dư. Toàn bộ lượng khí CO2 cho hấp thụ hoàn toàn vào 200ml dung dịch hỗn hợp KOH 1M và Ca(OH)2 0,75M thu được 12(g) kết tủa. Tính m.

( Cho nguyên tử khối của các nguyên tố:H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23;Mg = 24; Al = 27; S = 32;Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag= 108; Ba = 137.)

Đáp án

Câu 1: A1 : Fe2O3 ; A2: FeCl3 ; A3: FeNO3: B1: H2O; B2: Ca(OH)2 ; B3 : NaOH ( Có thể thay bằng chất thích hợp, tìm được mỗi chất cho 0,25đ)

2Fe(OH)3      to          Fe2O3   +   3H2O


Fe2O3  +  6 HCl                2FeCl3 + 3 H2O


FeCl3 + 3 AgNO3                Fe(NO3)3  + 3AgCl ↓


H2O + CaO                Ca(OH)2


Ca(OH)2  + Na2CO3                CaCO3↓ + 2NaOH 


Fe(NO3)3  +  3NaOH              Fe(OH)3 ↓ + 3NaNO3

Câu 1

a. Trích mẫu thử các chất sục vào dung dịch nước vôi trong, trường hợp nào làm vẩn đục nước vôi trong nhận ra CO2

CO2 + Ca(OH)2                CaCO3 ↓+ H2O

Cho tàn đóm đỏ vào lần lượt mẫu thử các bình , tàn đóm đỏ bùng cháy ta nhận ra bình O2 , 3 bình còn lại làm tàn đóm tắt là N2; H2 và CH4.

Trích mẫu thử các chất 3 bình còn lại đem đốt: Không cháy là N2 ; Cháy được là H2 và CH4 ( nhóm 1)

Cho sản phẩm cháy ở nhóm (1) lần lượt sục vào nước vôi trong, làm nước vôi trong vẩn đục ta nhận ra chất ban đầu là CH4 , Bình còn lại là H2

CH4 + 2O2         to        CO2 + 2H2O

2H2 + O2         to          2H2O

CO2 + Ca(OH)2                CaCO3  ↓+ H2O

b.  Nhỏ ít giọt dung dịch PP vào mẫu thử các chất, trường hợp bị hóa đỏ ta nhận ra dung dịch NaOH.

Cho dung dịch NaOH vào mẫu thử các chất còn lại, nếu có xuất hiện kết tủa trắng  ta nhận ra dung dịch MgCl2 

2NaOH + MgCl2                  Mg(OH)2↓ + 2NaCl

Cho mẫu thử ba chất còn lại  lần lượt tác dụng với nhau, chất tạo kết tủa trắng được với hai chất là BaCl2

BaCl2 + H2SO4                 Ba SO4 ↓ +  2HCl

BaCl2 + Na2SO4               Ba SO4 ↓ +  2NaCl

Cho mẫu thử hai chất còn lại vào kết tủa Mg(OH)2 ở trên, chất hòa tan được kết tủa là H2SO4 dung dịch còn lại là  Na2SO4

 H2SO4 +  Mg(OH)2                               Mg SO4  + 2H2O  

Câu 2:

a. 

n Cu SO4 trong 200ml d d Cu SO4 1M = 0,2 mol

m CuSO4 = 0,2 * 160 = 32(g); M Cu SO4= 160g ;  

M CuSO4.5H2O = 250g.

%mCuSO4trong CuSO4.5H2O = (160/250)*100% = 64%.

m Cu SO4 . 5 H2O =  ( 32*100) : 64 = 50(g)

Dùng cân cân lấy 50(g)  CuSO4 . 5 H2O Cho vào ống thủy tinh có vạch chia độ ( Dung tích > 200ml), cho thêm ít nước vào khuấy để chất tan tan hết.

Từ từ cho thêm nước vào tới vạch 200ml ta được 200ml dung  dịch Cu SO4 1M 

Khí B là NH3 (nNH3 = a mol)

Kết tủa C là BaCO3 ( nBaCO3 = a mol)    

Câu 3

a. n H2SO4 trong mỗi cốc = 0,1*0,2 = 0,02 mol;  n Mg = m/24; nAl= m/27

Cốc A:  Mg + H2SO4       ➔       MgSO4  + H2↑  (1)

Cốc B:  2Al + 3H2SO4   ➔    Al2(SO4)3 +  3H2↑ (2)

Cả hai cốc kim loại đều tan không hết ➔ nH2 thoát ra ở (1) =  nH2 thoát ra ở (2) = n H2SO4 trong mỗi cốc ban đầu = 0,02 mol  

do đó cân ở vị trí thăng bằng.

b. Cả hai cốc kim loại tan hết ta có:

n H2  ở cốc A thoát ra = n Mg = m/24 mol

n H2  ở cốc B thoát ra = 1,5 n Al = 1,5 m/27 mol

1,5 m/27 mol >  m/24 mol = 1,5m/36 mol

H2 thoát ra ở cốc B thoát ra nhiều hơn do đó cân nghiêng nặng về bên A

Decuong.vn

@if (!string.IsNullOrEmpty(Model.UrlShopee)) {
}