Bài học này trình bày nội dung: Phân bón hóa học. Dựa vào cấu trúc SGK hóa học lớp 11, dưới đây tôi sẽ tóm tắt lại hệ thống lý thuyết và hướng dẫn giải các bài tập 1 cách chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng rằng, đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập tốt hơn.
A - KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Khái niệm: Phân bón hóa học là những hóa chất có chứa nguyên tố dinh dưỡng được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất mùa màng.
I.Phân đạm
- Cung cấp N hóa hợp cho cây dưới dạng ion NO3-, NH4+
- Tác dụng : kích thích quá trình sinh trưởng của cây , tăng tỉ lệ protêin thực vật .
- Độ dinh dưỡng đánh giá bằng %N trong phân
- Các loại phân đạm:
- Phân đạm amoni: các muối amoni như NH4Cl, NH4NO3
- Phân đạm nitrat: các muối nitrat như NaNO3, Ca(NO3)2
- Ure: (NH2)2CO
II.Phân lân
- Cung cấp photpho cho cây dưới dạng ion photphat PO43-
- Đánh giá bằng hàm lượng %P2O5 tương ứng với lượng photpho có trong thành phần của nó .
- Các loại phân lân:
- Supephotphat đơn: Ca(H2PO4)2 và CaSO4.
- Supephotphat kép: Ca(H2PO4)2
III.Phân kali
- Cung cấp nguyên tố Kali cho cây dưới dạng ion K+
- Tác dụng : tăng cường sức chống bệnh , chống rét và chịu hạn của cây
- Đánh giá bằng hàm lượng % K2O.
IV.Phẫn hỗn hợp và phân phức hợp
1. Phân hỗn hợp và phân phức hợp
Là loại phân chứa đồng thời hai hoặc 3 nguyên tố dinh dưỡng cơ bản .
- Phân hỗn hợp:
- Chứa cả 3 nguyên tố N , P , K được gọi là phân NPK
- Nó được trộn từ các phân đơn theo tỉ lệ N:P:K nhất định tuỳ theo loại đất trồng .
- Phân phức hợp : là hỗn hợp các chất được tạo ra đồng thời bằng tương tác hoá học của các chất
2. Phân vi lượng
- Cung cấp những hợp chất chứa các nguyên tố như Bo, kẽm , Mn , Cu , Mo …
- Cây trồng chỉ cần một lượng rất nhỏ .
- Phân vi lượng được đưa vào đất cùng với phân bón vố cơ hoặc hữu cơ
➤ Xem thêm: Đề thi Hóa học 11 Học kì 2 tự luận - Có lời giải
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1.(Trang 58 /SGK)
Cho các mẫu phân đạm sau đây: amoni sunfat , amoni clorua, natri nitrat. Hãy dùng các thuốc thử thích hợp để phân biệt chúng. Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã dùng.
Bài làm:
Lấy ở mỗi loại phân một ít làm mẫu thử. Sau đó hoà tan các mẫu vào nước thì được 3 dung dịch muối: (NH4)2SO4, NH4Cl, NaNO3. Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào từng dung dịch:
- Mẫu nào có khí bay ra có mùi khai và xuất hiện kết tủa trắng là (NH4)2SO4
(NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 ↓ + 2NH3 ↑+ 2H2O
- Mẫu nào có khí bay ra có mùi khai là NH4Cl
2NH4Cl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2NH3 ↑+ 2H2O
- Mẫu nào không có hiện tượng gì là NaNO3
Câu 2.(Trang 58 /SGK)
Từ không khí, than, nước và các chất xúc tác cần thiết, hãy lập sơ đồ điều chế phân đạm NH4NO3.
Điều chế NH3
Điều chế NH4NO3
Câu 3.(Trang 58 /SGK)
Một loại quặng photphat có chứa 35% Ca3(PO4)2. Hãy tính hàm lượng phần trăm P2O5 có trong quặng trên.
Bài làm:
Giả sử trong mẫu quặng chứa 310g Ca3(PO4)2
=>Khối lượng của quặng: 310.100/35 = 885,7 (g)
Trong 310g Ca3(PO4)2 có 142g P2O5
Hàm lượng phần trăm P2O5 có trong quặng: (142/885,7).100% = 16%
Câu 4.(Trang 58 /SGK)
Để sản xuất một lượng phân bón amophot đã dùng hết 6,000.103 mol H3PO4.
a) Tính thể tích khí ammoniac (đktc) cần dùng, biết rằng loại amophot này có tỉ lệ về số mol nNH4H2PO4: n(NH4)2 HPO4 = 1 : 1.
b) Tính khối lượng amophot thu được.
Phương trình phản ứng:
H3PO4 + NH3 → NH4H2PO4 (1)
H3PO4 + 2NH3 → (NH4)2HPO4 (2)
Phương trình phản ứng tổng hợp:
2H3PO4 + 3NH3 → NH4H2PO4 + (NH4)2HPO4 (3)
P/ư 6000 9000 3000 3000
a. Từ phương trình (3) ta có:
Tổng số mol NH3 cần dùng = 1,5 số mol H3PO4 = 1,5.6.103 = 9000 (mol)
=> VNH3 (đktc) = 9000.22,4 = 201600 (lít)
b. Từ phương trình (3) ta có:
nNH4H2PO4 = n(NH4)2HPO4 = 0,5.nH3PO4 = 0,5.6.103 = 3000 (mol)
Khối lượng amophot thu được:
mNH4H2PO4 + m(NH4)2HPO4 = 3000.(115+132) = 741000(g) =741(kg)
👉 Phần trên, tôi đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn hoá học 11 bài 12: Phân bón hóa học . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn hoá học 11. Phần trình bày do Quỳnh Phương chủ biên. Nếu có bài tập nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.