DECUONG.VN Chia Sẻ Cương Ôn Luyện Thi Các Lớp

Phản ứng oxi hóa khử là gì?Các loại phản ứng? Làm cách nào để nhận biết phản ứng oxi hóa khử và lập phương trình phản ứng hóa học của chúng? Hãy cùng tôi theo dõi bài viết dưới đây.

Phản ứng oxi hóa khử là gì? 

Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học mà ở đó có sự chuyển electron giữa các chất tham gia vào phản ứng. Hiểu một cách đơn giản thì đây là phản ứng hóa học khiến cho một số nguyên tố thay đổi số oxi hóa.

Tham gia vào phản ứng này gồm có:

  • Chất khử: là chất bị oxy hóa và nhường electron.
  • Chất oxy hóa: là chất có khả năng oxy hóa các chất khác.
  • Quá trình oxy hóa (sự oxy hóa) là quá trình nhường electron.
  • Quá trình khử (sự khử) là quá trình nhận electron.

Ví dụ:

Đối với phương trình trên: Fe0 → Fe2++ 2e

  • Nguyên tử sắt chính là chất khử. Quá trình làm tăng số oxi hóa của sắt sẽ được gọi là sự oxi hóa của nguyên tử sắt.
  • Số oxi hóa của đồng sẽ giảm từ +2 xuống 0. Ion đồng cũng chính là chất oxi hóa. Kết quả của việc làm giảm số oxi hóa của ion đồng chính là sự khử ion đồng.
  • Ion đồng nhận thêm electron nên là chất oxi hóa. Sự nhận electron của ion đồng sẽ được gọi là sự khử ion đồng.

Có mấy loại phản ứng hóa học?

Trong thực tế có rất nhiều loại phản ứng hóa học có thể xảy ra mà chúng ta không biết tên. Tuy nhiên, các phản ứng thường gặp và chúng ta sẽ được tìm hiểu nhiều trong kiến thức hóa học 8 gồm:

Phản ứng hóa hợp

Đây chính là loại phản ứng hóa học ở đó từ hai hay nhiều chất ban đầu chỉ có duy nhất một chất mới (sản phẩm) được tạo thành mà thôi.

Ví dụ cụ thể như sau:

4P + 5O2 → 2P2O5

3Fe + 2O2 → Fe3O

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl

SO3 + H2O → H2SO

Na2O + H2O → 2NaOH

N2O5 + 3H2O → 2HNO3

CaO + H2O → Ca(OH)2

Phản ứng phân hủy

Tiếp theo, phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học mà ở đó chỉ từ một chất chúng có thể sinh ra hai hay nhiều chất mới khác nhau. 

Ví dụ về phản ứng phân hủy như sau:

2KMnO4 -> K2MnO4 + MnO2 + O2 

2KClO3 -> 2KCl + 3O

CaCO-> CaO + CO

2Fe(OH)3 -> Fe2O3 + H2O

Phản ứng oxi hóa – khử

Đây là phản ứng hóa học xảy ra đồng thời cả sự oxi hóa và sự khử. Tuy nhiên, chúng đã được giản lược trong số những loại phản ứng hóa học lớp 8. Vì thế bạn sẽ không phải học về phản ứng oxi hóa – khử khi mới bắt đầu làm quen.

Phản ứng thế

Là phản ứng hóa học mà ở đó các nguyên tử của đơn chất sẽ thay thế cho nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất đó.

Ví dụ phản ứng thế để bạn có thể dễ hình dung:

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2 

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu 

Phản ứng tỏa nhiệt (exothermic)

Đây là phản ứng hóa học có kèm theo cả sự giải phóng năng lượng tồn tại ở nhiều dạng khác nhau. Ví dụ như: phản ứng đốt cháy xăng dầu, cung cấp năng lượng để vận hành xe cộ, máy móc,…

Ngược lại là phản ứng thu nhiệt. Trong phản ứng này một lượng nhiệt lớn sẽ được hấp thu. Ví dụ: Trong quá trình sản xuất vôi, chúng ta thường thấy người thực hiện phải liên tục cung cấp năng lượng dưới dạng nhiệt để giúp xảy ra phản ứng phân hủy đá vôi.

👉 Trên đây là Phản ứng oxi hóa khử là gì - Các loại phản ứng theo chương trình Hóa học 8 và 10. Hy vọng các bạn mỗi ngày tìm kiếm thêm nhiều kiến thức cơ bản thú vị xoay quanh các môn học.

@if (!string.IsNullOrEmpty(Model.UrlShopee)) {
}