1. Truyện và truyện đồng thoại
- Truyện là loại tác phẩm văn học kể lại một câu chuyện, có cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, hoàn cảnh diễn ra các sự việc.
- Truyện đồng thoại là truyện viết cho trẻ em, có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hoá (vừa mang những đặc tính vốn có của loài vật hoặc đồ vật vừa mang đặc điểm của con người).
2. Cốt truyện
- Cốt truyện là yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm các sự kiện chính được sắp xếp theo một trật tự nhất định.
3. Nhân vật
- Nhân vật là đối tượng (thần tiên, ma quỷ, con vật, đồ vật,…) có hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, cảm xúc, suy nghĩ,… được nhà văn khắc hoạ trong tác phẩm.
4. Người kể chuyện
- Người kể chuyện là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện, có thể trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm (ngôi thứ nhất), cũng có thể “giấu mình” (ngôi thứ ba.
5. Lời người kể chuyện và lời nhân vật
- Lời người kể chuyện: đảm nhận việc thuật lại các sự việc trong câu chuyện.
- Lời nhân vật: là lời nói trực tiếp của nhân vật (đối thoại, độc thoại).
6. Từ đơn và từ phức
- Từ đơn là từ chỉ có một tiếng.
- Từ phức là từ có hai tiếng trở lên.
+ Từ ghép: Giữa các tiếng có quan hệ về nghĩa.
+ Từ láy: Giữa các tiếng có quan hệ về âm (lặp lại âm đầu, vần hoặc cả hai).