DECUONG.VN Chia Sẻ Cương Ôn Luyện Thi Các Lớp

CHƯƠNG I: CHẤT – NGUYÊN TỬ – PHÂN TỬ.

A. KIẾN THỨC:

I. CHẤT.

  • Chất là một dạng của vật chất. Chất tạo nên vật thể.
  • Vật thể do nhiều chất tạo nên.
  • Mỗi chất có những tính chất vật lí và tính chất hóa học nhất định.
  • Chất nguyên chất:         + là chất không lẫn chất khác.

+ Chất có tính chất nhất định

  • Hỗn hợp:         + Gồm nhiều chất trộn lẫn nhau.

+ Có tính chất thay đổi.

  • Dựa vào sự khác nhau về tính chất để tách một chất ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp vật lí thông thường: lọc, đun, chiết, nam châm…

II. NGUYÊN TỬ.

  • Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.
  • Hạt nhân tạo bởi proton và nơtron.
  • Trong nguyên tử số proton (p,+) bằng số electron (e,-).

Số p = số e

  • Electron luôn chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp.

III. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC:

  • Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.
  • Kí hiệu hóa học biểu diễn nguyên tố và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.
  • Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon.
  • Một đơn vị cacbon bằng 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon.

IV. ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHÂT – PHÂN TỬ.

  • Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học.
  • Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên.
  • Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
  • Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.
  • Mỗi mẫu chất là tập hợp vô cùng lớn những hạt nguyên tử hay phân tử. Tùy điều kiện, một chất tồn tại ở 3 trạng thái: rắn, lỏng, khí.

V. CÔNG THỨC HÓA HỌC

  • Công thức hóa học dùng để biểu diễn chất.

Dạng chung:         Đơn chất Ax             A,B là kí hiệu hóa học 

                Hợp chất AxBy                x,y là chỉ số

  • Mỗi công thức hóa học chỉ một phân tử của chất, cho biết tên nguyên tố tạo ra chất, số nguyên tử mỗi nguyên tố và phân tử khối.

VI. HÓA TRỊ

  • Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử) trong phân tử ( H luôn hóa trị I, O luôn hóa trị II).

       a  b

  • Quy tắc về hóa trị: x.a = y.b theo  AxBy

+ Biết x,y và a thì tính được b và ngược lại.

+ biết a và b thì tìm được x,y để lập công thức hóa học chuyển thành tỉ lệ: x/y = a/b = a’/b’

B. BÀI TẬP ÁP DỤNG:

Câu 1). Hãy phân biệt từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo hay chất trong các câu sau đây:

        - Trong quả chanh có nước, axit xitric và một số chất khác.

        - Cốc bằng thủy tinh dễ vỡ hơn so với cốc bằng chất dẻo.

        - Thuốc đầu que diêm được trộn một ít lưu huỳnh.

        - Quặng apatit ở Lào Cai có chứa canxi photphat với hàm lượng cao.

        - Bóng đèn điện được chế tạo từ thủy tinh, đồng và vonfam.

Câu 2). Căn cứ vào tính chất nào mà:

a) Đồng,, nhôm được dùng làm ruột dây điện; còn chất dẻo, cao su được dùng làm vỏ dây điện?

b) Bạc được dùng để tráng gương?

c) Cồn được dùng để đốt?

Câu 3). Cồn (rượu etylic) là một chất lỏng, có nhiệt độ sôi ts0 = 78,30C và tan nhiều trong nước.

Làm thế nào để tách riêng được cồn từ hỗn hợp cồn và nước?

Câu 4). Trình bày cách tách riêng muối ăn từ hỗn hợp muối và cát.

Câu 5). Cho biết thành phần hạt nhân của năm nguyên tử như sau:

        (1) (6p + 6n)                 (2) (20p + 20n)                (3) (6p + 7n)

        (4) (20p + 22n)        (5) (20p + 23n)

a) Cho biết năm nguyên tử này thuộc bao nhiêu nguyên tố hóa học ?

b) Viết tên, kí hiệu hóa học và nguyên tử khối của mỗi nguyên tố.

c) Vẽ sơ đồ đơn giản của nguyên tử mỗi nguyên tố.

Câu 6: Cho công thức hóa học của các chất sau: brom: Br2, AlCl3, MgO, Zn, KNO3, NaOH

Chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất ?

Câu 7: Cho công thức hóa học của các chất sau:

  1. kali oxit : K2O
  2. Magie cacbonat : MgCO3.
  3. Axit sunfuric: H2SO4.

Hãy nêu những gì biết được về mỗi chất.

Câu 8: Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của các chất sau:

  1. Cacbon dioxit, biết trong phân tử có 1C và 2O.
  2. Bạc nitrat, biết trong phân tử có 1Ag, 1N, 3O.
  3. Sắt (III) clorua, biết trong phân tử có 1Fe, 3Cl.

Câu 9: Tính hóa trị của mỗi nguyên tố trong công thức hóa học của các hợp chất sau, cho biết S hóa trị II.                

K2S; MgS; Cr2S3; CS2.

Câu 10: Tính hóa trị của mỗi nguyên tố trong công thức hóa học của các hợp chất sau, cho biết nhóm (NO3) hóa trị I và nhóm (CO3) hóa trị II.

        Ba(NO3)2; Fe(NO3)3 ; CuCO3, Li2CO3.

Câu 11: Lập công thức hóa học của những hợp chất hai nguyên tố như sau:

        P(III) và H;         P(V) và O;         Fe(III) và Br(I) ;         Ca và N(III).

Câu 12: Lập công thức hóa học của những hợp chất tạo bởi một nguyên tố và nhóm nguyên tử sau:

        Ba và nhóm (OH);        Al và nhóm (NO3);        Zn và nhóm (CO3);        Na và nhóm (PO4).

Câu 13: Thực nghiệm cho biết nguyên tố natri chiếm 59% về khối lượng trong hợp chất với lưu huỳnh. Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất.

Câu 14: Hợp chất A tạo bởi hai nguyên tố là oxi và nitơ. Người ta xác định được rằng, tỉ lệ về khối lượng giữa hai nguyên tố trong A bằng: mN/mO = 7/12.

        Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của A.

Câu 15: Người ta xác định được rằng nguyên tố silic (Si) chiếm 87,5% về khối lượng trong hợp chất với nguyên tố hidro.

  1. Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất.
  2. Xác định hóa trị của silic trong hợp chất.

Câu 16: Phân tích mẫu hợp chất tạo bởi hai nguyên tố là sắt và oxi. Kết quả cho thấy cứ 7 phần khối lượng sắt có tương ứng 3 phần khối lượng oxi.

  1. Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất.
  2. Xác định hóa trị của sắt trong hợp chất.

Câu 17: Cho biết X và Y tạo được các hợp chất như sau: X2(SO4)3 và H3Y.

Hãy viết công thức hóa học của hợp chất tạo bởi X và Y.

Câu 18: Một hợp chất của nguyên tố T hóa trị III với nguyên tố oxi, trong đó T chiếm 53% về khối lượng.

  1. Xác định nguyên tử khối và tên của T.
  2. Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất.

Câu 19: Hợp chất A bởi hidro và nhóm nguyên tử (XOy) hóa trị III. Biết rằng phân tử A nặng bằng  phân tử khối của H2SO4 và nguyên tố oxi chiếm 61,31% về khối lượng của A.

  1. Xác định chỉ số y và nguyên tử khối của nguyên tố X.
  2. Viết tên, kí hiệu hóa học của X và công thức hóa học của A.

CHƯƠNG 2: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

A. KIẾN THỨC:

1) Hiện tượng vật lí: là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giư nguyên là chất ban đầu.

Ví dụ:        - Đun sôi nước chuyển thành hơi và ngược lại.

  • Hòa tan muối ăn vào nước được dung dich trong suốt. Cô cạn dung dịch muối ăn xuất hiện trở lại.

2) Hiện tượng hóa học: là hiện tượng chất bị biến đổi có tạo ra chất khác.

Ví dụ:

  • Đun sôi đường chuyển đổi thành cacbon và hơi nước.
  • Xăng cháy tạo ra nước và khí cacbon dioxit.

3) Phản ứng hóa học:

a) Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.

Ví dụ: lưu huỳnh + sắt → sắt II sunfua.

b) Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.

c) Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra khi các chất tham gia tiếp xúc nhau, có trường hợp cần đun nóng, có trường hợp cần chất xúc tác…

4) Định luật bảo toàn khối lượng:

Phản ứng:                 A + B → C + D

Công thức khối lượng: mA + mB = mC + mD.

Nội dung: Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng sản phẩm.

5) Phương trình hóa học:

a) Phương trình hóa học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học.

Ví dụ:  2Ca + O2 → 2CaO

        C + O2 → CO2.

b) Ba bước lập phương trình hóa học

Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng

Bước 2: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố hai vế của phương trình.

Bước 3: Viết phương trình hóa học.

c) Ý nghĩa: Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ số nguyên tử , số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.

B) BÀI TẬP ÁP DỤNG:

Câu 1: Cho kim loại kẽm phản ứng với dung dịch axit clohidric HCl tạo ra kẽm clorua ZnCl2 và khí hidro.

  1. Viết công thức về khối lượng của phản ứng.
  2. Cho biết khối lượng của Zn và HCl đã phản ứng là 6,5g và 7,3 gam, khối lượng của ZnCl2 là 13,6 g. Hãy tính khối lượng của khí hidro bay lên.

Câu 2: Đun nóng mạnh hỗn hợp gồm 28g bột Fe và 20g bột lưu huỳnh thu được 44g chất sắt (II) sunfua màu xám. Biết rằng để phản ứng xảy ra hết người ta đã lấy dư lưu huỳnh. Tnhs khối lượng của lưu huỳnh lấy dư.

Câu 3: Biết rằng canxi oxit CaO hóa hợp với nước tạo ra canxi hidroxit Ca(OH)2, chất này tan được trong nước, cứ 56g CaO hóa hợp vừa đủ với 18g H2O. Bỏ 2,8 g CaO vào cốc chứa 400 ml nước tạo ra dung dịch Ca(OH)2.

  1. Tính khối lượng của canxi hidroxit.
  2. Tính khối lượng của dung dịch Ca(OH)2.

Câu 4: Đun nóng 15,8 g kali pemanganat KMnO4 trong ống nghiệm để điều chế khí oxi. Biết rằng, chất còn lại trong ống nghiệm có khối lượng 12,6g; khối lượng khí oxi thu được là 2,8g.

Tính hiệu suất của phản ứng.

Câu 5: Có thể điều chế khí oxi bằng cách đun nóng kali clorat KClO3. Khi đun nóng 24,5g KClO3, chất rắn còn lại trong ống nghiệm là 13,45g.

Tính khối lượng khí oxi thu được, biết hiệu suất phản ứng phân hủy là 80%.

Câu 6: Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng sau:

  1. Cr + O2 → Cr2O3.                
  2. Fe + Br2 → FeBr3.
  3. KClO3 → KCl + O2.
  4. NaNO3 → NaNO2 + O2.

        e) H2 + Cl2 → HCl

        f) Na2O  + CO2 → Na2CO3

        g) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

        h) Zn + HCl → ZnCl2 + H2.

Câu 7: Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của bốn cặp chất trong mỗi phản ứng, tùy chọn.

  1. Al + CuO → Al2O3 + Cu
  2. BaCl2 + AgNO3 → AgCl + Ba(NO3)2.
  3. NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O

Câu 8: Hãy chọn hệ số và công thức hóa học thích hợp đặt vào chỗ có dấu hỏi trong các sơ đồ để hoàn thành phương trình phản ứng.

  1. ? Al(OH)3 → ? + 3H2O.
  2. Fe + AgNO3 → ? + 2Ag
  3. ?NaOH + ? → Fe(OH)3 + ? NaCl

Câu 9: Khi nung CaCO3 chất này phân hủy tạo ra CaO và cacbon dioxit. Biết răng khi nung 192 kg CaCO3 thì có 88 kg cacbon dioxit thoát ra. Tính khối  lượng của CaO.

Câu 10: Biết rằng khí hidro dễ dàng tác dụng với PbO2, chiếm lấy oxi của chất này để tạo ra nước.

  1. Viết phương trình hóa học của phản ứng và tên chất mới sinh ra.
  2. Cho biết 3g khí H2 tác dụng vừa đủ với 179,25g PbO2, tạo ra 27g nước. Tính khối lượng chất mới sinh ra.

Decuong.vn 

@if (!string.IsNullOrEmpty(Model.UrlShopee)) {
}